Tin liên quan
Thưa Thượng tá Tào Ngọc Hải, qua việc đấu tranh, theo dõi các vụ việc, Thượng tá có những đánh giá như thế nào về tình hình tội phạm về tiền giả trong 5 năm qua?
Tội phạm về tiền giả xuất hiện ở các quốc gia trên thế giới, nước nào có tiền giả thì đều xuất hiện tội phạm. Tội phạm xuất hiện song song cùng với tiền thật và chỉ triệt tiêu khi nào mà không còn dùng tiền nữa.
Ở Việt Nam, ban đầu các đối tượng có làm tiền giả nhưng rất thủ công và với mệnh giá nhỏ. Từ những năm sau giải phóng miền Nam, loại tiền cotton không những bị các tổ chức tội phạm trong nước mà cả các tổ chức tội phạm quốc tế làm giả rất nhiều. Thời kỳ đỉnh điểm vào năm 2004, 2005 và 2006 loại tội phạm làm giả tiền Việt Nam đồng diễn biến rất phức tạp. Chính vì thế mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai sử dụng tiền polymer để tăng độ bảo an đồng tiền, phòng chống tội phạm về tiền giả.
Trong 5 năm, từ năm 2010 – 2014 số lượng tiền giả mà Ngân hàng Nhà nước thu được là hơn 10.000 tờ các loại mệnh giá tiền với trị giá gần 15 tỷ. Trong đó, mệnh giá 200 nghìn đồng chiếm 50,36% về số lượng tờ, giá trị chiếm 66%. Số liệu thống kê mới nhất trong năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước, mệnh giá 200 nghìn đồng làm giả chiếm 61%.
Số tiền giả Ngân hàng Nhà nước thu được có xu hướng giảm mạnh
Còn với Công an Hà Nội, trong 5 năm vừa qua, Công an Hà Nội đã tiến hành đấu tranh với 58 vụ án, khởi tố 92 bị can. Nhờ có sự đấu tranh tích cực lực lượng công an, công tác tuyên truyền của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan báo chí đã làm cho tình hình tội phạm trong lĩnh vực tiền giả đang có dấu hiệu giảm dần. Đây là một tín hiệu đáng mừng.
Năm 2014, số tiền giả lực lượng Công an thu giữ được còn gần 400 triệu
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, số lượng tiền giả mệnh giá 200 nghìn đồng chiếm tới 61%. Vậy tại sao mệnh giá tiền này lại được làm giả nhiều?
Mệnh giá 200 nghìn đồng giả được sản xuất nhiều do loại này được làm giả tương đối tinh vi, gần giống tiền thật người dùng khó có thể phân biệt được. Mệnh giá này tương đối phổ thông, thông dụng trong sử dụng nên các đối tượng làm giả nhiều. Vì nếu làm giả mệnh giá 500 nghìn đồng thì người dân sẽ cảnh giác nhiều hơn vì giá trị tiền lớn.
Phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng vận chuyển tiền giả thường áp dụng như thế nào thưa Thượng tá?
Qua công tác đấu tranh các đường dây sử dụng, tàng trữ, vận chuyển tiền giả chủ yếu qua biên giới Việt Trung. Tiền giả Việt Nam đồng và ngoại tệ chủ yếu được sản xuất ở nước ngoài rồi các đối tượng vận chuyển, “tuồn” vào trong nước tiêu dùng. Về hình thức của đồng tiền giả, chúng có công nghệ nên làm khá tinh vi mà nhìn mắt thường khó phân biệt được. Thậm chí, một số loại tiền giả còn qua được 1 số máy soi tiền, cũng như những người không có kinh nghiệm phân biệt đâu là tiền thật và đâu là tiền giả.
Các đối tượng thường cất giấu tiền vào hàng hóa, phương tiện vận tải, giấu vào người. Tinh vi hơn, các đối tượng chủ yếu thuê cửu vạn ở biên giới để vận chuyển tiền giả từ biên giới đưa vào Việt Nam chứ không trực tiếp “ra tay”. Phương thức vận chuyển của các đối tượng nhiều phương tiện như: xe máy, tàu hỏa, ô tô, hàng không, sử dụng trẻ em, giấu ở nơi kín trên cơ thể để che mắt lực lượng chức năng.
Thủ đoạn tiêu thụ tiền giả của một số đối tượng nhằm vào người dân có ít hiểu biết, không có nhiều thông tin về tiền giả nhất là vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Chúng thường để tiền giả lẫn cùng tiền thật nên những người không có thông tin rất khó phân biệt. Nhiều đối tượng, dùng tiền giả mệnh giá lớn mua hàng hóa có giá trị nhỏ hoặc đổi lấy tiền mệnh giả nhỏ để được trả lại bằng tiền thật. Lợi dụng khi người bán hàng bận rộn hoặc có những hành vi khiến họ mất tập trung, thiếu cảnh giác. Hầu hết, những người buôn bán nhỏ, người già ở các vùng nông thôn, nơi vắng người đều là “con mồi” các đối tượng nhắm đến. Các đối tượng còn dùng tiền giả để đánh bạc, mua lô đề, dùng tiền giả mua ma túy.
Thượng tá Tào Ngọc Hải - Phó trưởng phòng PA 84
Các đối tượng vận chuyển hàng giả này có đặc điểm nhận dạng gì nổi bật không thưa ông?
Hiện nay, một số đối tượng có thủ đoạn tinh vi hơn, chúng thường đóng vai là những người giàu có, đi xe đẹp. Sau đó dùng tiền giả để mua hàng rong, hàng ven đường để nhận lại được là tiền thật. Qua công tác đấu tranh, cơ quan chức năng nhận thấy, đa số các đối tượng có trình độ văn hóa thấp, nhận thức kém về pháp luật. Các đối tượng vận chuyển tiền giả thường là các đối tượng không nghề nghiệp, nhiều đối tượng hình sự, nghiện hút, gái mại dâm, có tiền án tiền sự. Nhiều đối tượng mặc dù là người bị hại nhưng với tâm lý tiếc tiền không khai báo cho cơ quan chức năng, tiếp tục thực hiện hành vi tiêu thụ tiền giả rồi trở thành tội phạm. Hầu hết, các đối tượng này đều có kinh tế khó khăn nên dễ bị lôi kéo, mua chuộc.
Trước kia nhiều đối tượng là ngừoi Trung Quốc trực tiếp mang tiền giả vào Việt Nam để tiêu thụ. Nhưng qua công tác đấu tranh, thời gian gần đây, các đối tượng chủ yếu bán cho người Việt Nam và chính người trong nước thực hiện hành vi vận chuyển. Tại địa bàn Hà Nội, đại đa số các đối tượng phạm tội về tội phạm tiền giả tỷ lệ lớn là người ngoại tỉnh, không nghề nghiệp, làm ăn thời vụ tại Hà Nội.
Vậy cần có những biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng vận chuyển tiền giả “tuồn” vào trong nước?
Tình hình tội phạm phạm tội về tiền giả là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng tới an ninh tiền tệ, an ninh tài chính, thậm chí là ảnh hưởng tới an ninh của cả quốc gia. Chính vì thế mà công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về tiền giả là rất cần thiết, không thể lơ là. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, Công an TP.Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác, chủ động phát hiện các đối tượng. Người dân cũng cần chú ý nâng cao cảnh giác trước những đối tượng nghi ngờ, thông báo kịp thời cho cơ quan công an hoặc giao nộp tiền giả cho Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng.
Xin cảm ơn Thượng tá Tào Ngọc Hải!
Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản - Điều 180 (Bộ luật hình sự, sửa đổi bổ sung) |
Thu Thủy (Thực hiện)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy