Dòng sự kiện:
Tiết lộ 500 người trẻ Việt có chỉ số cạnh tranh cao nhất
17/11/2015 10:15:51
ANTT.VN - Today's Voice Contest 2015 đã tìm ra 500 bạn trẻ Việt có chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu - Global Competence Index (GCI) cao nhất tiếp tục tham gia vào vòng 1.2 của cuộc thi. Đây là con số được ban tổ chức công bố tại buổi họp báo ngày 14/11/2015.

Tin liên quan

Nằm trong khuôn khổ cuộc thi Today's Voice Contest 2015 thuộc Trung Tâm Unesco Văn hóa Giáo dục và Đào tạo, với sự đồng hành của Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank), sau 2 tháng diễn ra, Today’s Voice Contest 2015 đã thu hút hơn 5000 người Việt trẻ trên cả nước tham gia làm bài test online tại địa chỉ www.contest.todayvoice.org.

Kết quả, sau vòng 1.1, ban tổ chức đã tìm ra 500 bạn trẻ Việt có chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu - Global Competence Index (GCI) cao nhất tiếp tục tham gia vào vòng 1.2 của cuộc thi. GCI là công cụ thống kê và cung cấp một bức tranh toàn diện về năng lực cạnh tranh giữa con người với nhau, chúng ta sẽ thấy mình đang ở đâu so với con người ở các quốc gia còn lại.

Lễ công bố danh sách 500 người Việt trẻ có chỉ GCI cao nhất

Vòng 1.2 cuộc thi bao gồm bài kiểm tra về Workplace Compextencies, Academic Competencies và bài luận - "Tell us your story". Sau đó, 100 thí sinh đạt điểm cao nhất sẽ được lọt vào Vòng 2 với chủ đề "Global Mindset" dưới sự hướng dẫn và đào tạo của hơn 10 CEO và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam. Các bạn sẽ được ban tổ chức chia nhóm ngẫu nhiên thành 10 nhóm, mỗi nhóm 5 người để cùng nhau thực hiện đề tài do ban tổ chức đưa ra, để từ đó chọn ra 3 nhóm xuất sắc nhất đi vào chung kết.

Vòng 3 của cuộc thi Today’s Voice Contest với chủ đề “Leadship Mindset”, các nhóm sẽ được đào tạo và định hướng bởi các anh chị có chuyên môn cùng các nhóm phát triển những ý tưởng và giải pháp để nâng cao năng lực của người Việt trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Dự án của nhóm chiến thắng sẽ được đầu tư phát triển quỹ đầu tư Start-up Alpha Vision.

Đồng hành cùng các thí sinh ngay từ vòng đầu với tư cách Ban giám khảo cuộc thi, Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó tổng giám đốc Viet Capital Bank cho biết: “Cuộc thi năm nay có chất lượng tốt, thu hút lượng thí sinh đông đảo và tiềm năng. Thông qua các vòng thi và các chỉ số, đã phần nào cho thấy được các bạn đã thể hiện được năng lực của bản thân. Tôi rất kỳ vọng các nhóm thí sinh năm nay sẽ có những ý tưởng và giải pháp thiết thực để nâng cao năng lực của người Việt trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa.”

GCI (Global Competence Indicator) hay còn được gọi là Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, được phát triển với sứ mệnh cung cấp cho người lao động trên toàn thế giới một công cụ đo lường năng lực để con người hiểu được năng lực của mình đang ở đâu so với người khác để có một kế hoạch tự phát triển tốt hơn.

GCI là công cụ thống kê và cung cấp một bức tranh toàn diện về năng lực cạnh tranh giữa con người với nhau. Chúng ta sẽ thấy mình đang ở đâu so với con người ở các quốc gia còn lại. Những năm đầu thế kỉ 21, các nước phát triển đã đưa vào ứng dụng chỉ số GCI (Global Competence Index) cho con người ở đất nước họ. Với GCI, người ta sẽ hiểu được những tiêu chuẩn hoặc mức độ yêu cầu của một công việc ở một lĩnh vực nào đó thuộc ngành công nghiệp, văn hóa hoặc các nhóm dân tộc, xã hội hay chính trị để công dân các nước có thể tự trang bị những kĩ năng và kiến thức để chuẩn bị bước vào thời cuộc cạnh tranh khốc liệt bất kì khi nào. GCI cũng có thể được sử dụng bởi các tổ chức để đặt đúng người vào đúng vị trí cho hiệu suất tốt nhất và hiệu quả. Người tham gia GCI quan trọng hơn, sẽ hiểu được năng lực mình đang ở đâu trong bối cảnh toàn cầu.

Tại Việt Nam, ý tưởng của GCI xuất phát từ những mối quan tâm về tăng năng lực cạnh tranh cho người Việt Nam của Trung tâm UNESCO Văn hóa Giáo dục và Đào tạo. GCI do nhóm nghiên cứu Today’s Voice, UNESCO-CEP thực hiện từ cuối năm 2014, GCI đã được nghiên cứu tại các công ty, viện nghiên cứu và các cơ quan chính phủ để tìm ra phương pháp đánh giá năng lực và báo cáo. Dự án thực hiện với tầm nhìn vẽ ra bức tranh toàn cảnh về năng lực cạnh tranh của những người trẻ tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ đó người trẻ Việt Nam cũng như công dân trên toàn thế giới sẽ biết được khoảng cách năng lực mình đang ở đâu và tạo nên động lực giúp họ “tăng tốc” thu hẹp khoảng cách và bắt lấy cơ hội phát triển bản thân và đóng góp vào sứ mệnh giải quyết các vấn đề quốc tế trong bối cảnh toàn cầu.

“Bài kiểm tra năng lực cá nhân” được xây dựng dựa trên Competency Model (Hệ thống Năng lực), được nghiên cứu và biên soạn bởi Bộ Lao động Mỹ (U.S. Department of Labor, Employment and Training Administration), hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ. Theo mô hình này, các năng lực của một professional worker (người đi làm ở môi trường chuyên nghiệp) được chia thành ba loại: Personal Effectiveness Competencies (Năng lực hiệu quả cá nhân), Academic Competencies (Năng lực học thuật), và Workplace Competencies (Năng lực công sở). Dựa trên cơ sở đó, bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá ba tiêu chí quan trọng của người Việt trẻ: A.S.K (Attitude – Thái độ; Skill – Kỹ năng; Knowledge – Hiểu biết).

Hiểu Minh

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến