Theo thống kê của NFSC, tín dụng tiêu dùng năm 2017 tăng tới 65%. Liệu mức tăng trưởng này có quá nóng, thưa ông?
Tôi không rõ NFSC đưa ra con số này là dựa trên kết quả khảo sát nhóm công ty tài chính tiêu dùng hay thống kê toàn hệ thống. Tuy nhiên, qua số liệu mà chúng tôi có được, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng khoảng 1%.
Xuất phát điểm về tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam rất thấp, nên có thể tín dụng tiêu dùng phải tăng theo số lần, chứ không phải tăng theo phần trăm. Dù mức tăng trưởng là bao nhiêu thì thực tế là nhu cầu của người dân về tín dụng tiêu dùng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, không nên cho rằng, tín dụng tiêu dùng đang tăng trưởng nóng. Thực tế, tín dụng tiêu dùng ở nước ta vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Thời gian qua, các công ty tài chính tiêu dùng nở rộ, song các tranh chấp về lãi suất giữa người vay và công ty tài chính cũng liên tục xảy ra. Theo ông, có nên đẩy mạnh mô hình cho vay tín chấp của các công ty tài chính?
Sự xuất hiện của các công ty tài chính tiêu dùng đã đưa đến nguồn cung tín dụng cho nhóm khách hàng dưới chuẩn, không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, làm phong phú hơn cho tín dụng tiêu dùng nước ta. Mà sớm muộn gì thì mô hình này cũng sẽ phát triển mạnh bởi có cầu ắt sẽ có cung. Nếu không phát triển các công ty tài chính tiêu dùng, hoạt động một cách chính thức và Nhà nước có thể quản lý được, thì cho vay nặng lãi sẽ bùng phát.
Về lãi suất, nhiều nước ban đầu đã phân vân về việc quy định trần lãi suất cho vay hay bỏ trần, nhưng cuối cùng đã chọn bỏ trần lãi suất cho vay. Lý do là, trong xã hội luôn có một bộ phận khách hàng dân cư ở nhóm yếu thế, không thể tiếp cận được vốn của các ngân hàng, họ chỉ còn con đường vay tín dụng đen nếu như không có các công ty tài chính tiêu dùng.
Cách quản lý công ty tài chính ở các nước có giống Việt Nam không, thưa ông?
Ở các nước, các công ty tài chính tiêu dùng hoạt động như một doanh nghiệp bình thường trên thị trường, không thuộc sự quản lý của ngân hàng trung ương, hoạt động và phá sản như mọi doanh nghiệp khác.
Các công ty này chủ động huy động vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (không được phép huy động vốn từ dân cư). Trong trường hợp các công ty này phá sản, nền kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều. Các khách hàng mua trái phiếu của các công ty này là các tổ chức, doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu, phân tích và phương án dự phòng rủi ro.
Dù mở ra rất nhiều cơ hội tiếp cận vốn cho nhóm khách hàng yếu thế, song các công ty tài chính ở Việt Nam vẫn bị phàn nàn lãi suất cao. Ông có cho rằng, lãi suất cho vay tiêu dùng nói chung, lãi vay tín chấp nói riêng, hiện nay là hợp lý?
Vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với nền kinh tế rất rõ ràng: kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế; làm tăng khả năng tiếp cận vốn của nhóm khách hàng dưới chuẩn; giảm nguy cơ tín dụng đen… Tuy nhiên, hiện ở nước ta vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp đang ở mức cao.
Theo tôi, lãi suất vay tiêu dùng, đặc biệt là cho vay tín chấp cao là điều rất dễ hiểu vì đối tượng vay khác nhau, giá vốn đầu vào và chi phí hoạt động khác nhau. Thực tế, mặt bằng lãi suất của công ty tài chính cao hơn ngân hàng, nhưng khi bóc tách các chi phí sẽ thấy mức lãi suất là hợp lý.
Theo báo Đầu tư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy