Tinh tế vẻ đẹp hoa sen trên cổ vật bằng vàng
15/05/2015 11:28:35
ANTT.VN – Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, hình tượng hoa sen được khắc họa hết sức tinh xảo, mềm mại, làm cho các đồ dùng của Hoàng gia trở nên sang trọng, quý phái.

Tin liên quan

Tại buổi trưng bày "Sen trên cổ vật" tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, công chúng đã có dịp chiêm ngưỡng khoảng 100 hiện vật  tiêu biểu, có niên đại từ thế kỷ 7-9 tới thời Nguyễn (1802- 1945). Hoạt động này sẽ góp phần phác họa lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình và trang trí gắn với biểu tượng hoa sen trong dòng chảy Văn hóa Việt.

Từ lâu Sen đã đi vào cuộc sống và nghệ thuật của người Việt, Sen được dùng khá phổ biến trong nghệ thuật tạo hình, cách điệu trong trang trí kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt đồ thờ, đồ ngự dụng trong cung đình... Triển lãm chuyên đề “ Sen trên cổ vật” đã giới thiệu một số nhóm hiện vật tiêu biểu

Các hiện vật trưng bày đều mang đậm dấu ấn hoa sen.

Triển lãm giới thiệu sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn với những đồ ngự dụng được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, hình tượng hoa sen được khắc họa hết sức tinh xảo, mềm mại, làm cho các đồ dùng của Hoàng gia trở nên sang trọng, quý phái.

Đôi Châm nến bằng vàng hình khóm sen thế kỷ 19-20, hiện vật cung đình triều Nguyễn.

Hình hộp hoa sen bằng vàng nạm đá quý thế kỷ 19-20, hiện vật cung đình triều Nguyễn.

Sen cũng xuất hiện trong nghệ thuật Phật giáo, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng .  Bộ sưu tập gồm tượng Phật, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng bằng gỗ, đồng, gốm, đất nung, sành… có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

Lư Hương hình hoa sen với gốm men rạn, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh ( 1720 – 1729)

Trong các vật liệu kiến trúc, Sen được trang trí hoặc trên từng bộ phận của các công trình như trên các bức phù điêu đá tảng kê chân cột, bệ tượng phật, gạch lát nền.

Gạch trang trí, trạm hoa sen, Đất nung phủ men, thời Lê Sơ, thế kỷ 15. 

Ngói diềm mái in nổi hình hoa sen nở mãn khai bằng đất nung, thời Lý, thế kỷ 11-13

Hũ gốm hoa nâu, thời Trần, thế kỷ 13-14.

Đại tự “ Văn quang xạ đầu” Gỗ sơn thếp thời Nguyễn, niên hiệu Khải Định thứ 6 ( 1920) Bốn chữ “ Văn Quang xạ đầu” hàm ý ước nguyện văn chương sáng như sao Ngưu, sao Đẩu.

Ngọc Điệp

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến