Khó khăn vẫn bao trùm
Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020 tại hội thảo mới đây, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm thông tin dự báo kinh tế xã hội quốc gia - NCIF) chia sẻ: Xu hướng suy giảm kinh tế của các nền kinh tế là khá rõ. Nhiều nước tăng trưởng các quý đến nay đều âm và tiếp tục suy giảm trong các quý tiếp theo.
Một số đánh giá gần đây cho rằng đến 2021 nền kinh tế thế giới vẫn chưa quay trở lại mốc trước thời điểm phát sinh đại dịch Covid-19.
Nền kinh tế còn trong giai đoạn khó khăn
Trong bối cảnh này, dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ giảm. Dòng vốn FDI có thời điểm tăng lên 1.800 tỷ USD, nhưng những dự báo gần đây cho thấy, FDI năm 2020 lần đầu tiên giảm xuống còn 800-1.000 tỷ USD. Đây cũng là điều Việt Nam cần chú ý.
Việt Nam có nhiều lợi thế sau khi khống chế thành công dịch Covid-19 và đó là yếu tố để thu hút đầu tư nước ngoài tăng lên. Song, mức tăng được chuyên gia NCIF đánh giá là “không quá nhanh”. Bởi, khả năng hấp thụ FDI của Việt Nam có vấn đề. Mặc dù số vốn FDI đăng ký năm 2016, 2017 tăng khá cao, nhưng tốc độ giải ngân thực tế chỉ tăng 1-2 tỷ USD/năm.
Khó khăn bao trùm nền kinh tế về xuất khẩu, tiêu dùng,... là rõ ràng. Chính phủ đang cố gắng thúc đẩy các biện pháp để kích thích tăng trưởng. Ông Trần Toàn Thắng cho hay tăng trưởng GDP năm 2020 là bao nhiêu là câu hỏi ông nhận được rất nhiều. Tuy nhiên, ông Thắng nhìn nhận: Con số tăng trưởng không quan trọng mà lúc này các chính sách phải tạo được nền tảng cho sự phục hồi kinh tế vào năm 2021-2022.
Ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đánh giá, xét trên bình diện toàn cầu, dịch Covid-19 vẫn đang trong làn sóng thứ nhất. Nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn chịu tác động của làn sóng thứ nhất này, chưa hề có làn sóng thứ hai hay thứ ba.
Do đó, việc tăng trưởng nhanh theo hình chữ V là khó có khả năng xảy ra, chặng đường khó khăn vẫn đang ở trước mắt, không chỉ với Việt Nam mà cả toàn cầu.
Ông Nguyễn Minh Cường nhận định: Việt Nam vẫn nằm trong thời gian ứng phó với đại dịch, chưa chuyển sang thời gian phục hồi. Nếu chuyển sang giai đoạn phục hồi chính sách sẽ phải khác, còn nằm trong giai đoạn ứng phó chính sách sẽ khác.
“Nhìn tác động của dịch Covid-19 đến lao động, thu nhập thì chúng ta thậm chí còn chưa tới đỉnh của giai đoạn 1, tức vẫn đang ứng phó. Nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong phòng cấp cứu, chưa sang giai đoạn phục hồi”, chuyên gia ADB nói.
Giữa tăng trưởng và việc làm có tỷ lệ thuận với nhau, cho nên phải giải quyết bài toán tăng trưởng và tạo việc làm. Thời gian để làm được điều này nhìn chung phải 1 năm.
Đánh giá chính sách phòng chống dịch của Việt Nam "rất nhanh và là bài học cho cả thế giới", kinh tế trưởng ADB cho rằng Việt Nam ưu tiên dập dịch trước. Nước nào đến thời điểm này lưỡng lự giữa dập dịch và tăng trưởng thì đều thất bại. Bài học là không có chính sách tốt thì sẽ dẫn tới thất bại dễ dàng.
Người dân nghèo dễ bị tổn thương vì Covid-19
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng
Vì Việt Nam vẫn đang ở trong “phòng cấp cứu” nên chuyên gia ADB khuyến nghị chính sách tài khóa cần mạnh hơn. Gói 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phải được thực hiện nhanh hơn. Việc giải ngân đầu tư công ở những công trình lớn là quan trọng, song cũng cần ưu tiên giải ngân ở những dự án tạo công ăn việc làm, thu nhập ngay cho người dân.
“Tôi muốn nhấn mạnh ngoài sự tập trung tăng trưởng, cũng cần nhấn mạnh hơn vào ổn định cuộc sống, công ăn việc làm, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương”, ông Nguyễn Minh Cường chia sẻ.
Bà Caitlin Wiesen, đại diện thường trú UNDP Việt Nam, góp ý: Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ nhất định nhưng chưa đủ để người dân và doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng. Việc hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tạo thêm nhiều việc làm cho nhóm yếu thế là biện pháp quan trọng.
“Nếu các gói hỗ trợ triển khai kịp thời hơn sẽ có tác động tốt hơn, giảm thiểu tình trạng đói nghèo”, bà Bà Caitlin Wiesen nói.
Ông Trần Toàn Thắng nhận xét trong bối cảnh này việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không còn tác dụng nhiều vì doanh nghiệp không có thu nhập để phải đóng thuế. Tác động đích thực hơn, thực chất hơn là giảm thuế giá trị gia tăng.
Vì thế, NCIF khuyến nghị giảm thuế VAT 1-2 điểm phần trăm trong giai đoạn từ nay đến 2022. Nếu thuế VAT giảm 1% thì tổng cầu cuối cùng tăng 0,42 điểm phần trăm, GDP tăng 0,13 điểm phần trăm, tiêu dùng tăng 0,23 điểm phần trăm.
Còn nếu VAT giảm 2%, tổng cầu cuối cùng tăng 0,75 điểm phần trăm, GDP tăng 0,23 điểm phần trăm, tiêu dùng tăng 0,42 điểm phần trăm.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy