Tin liên quan
Tội phạm tài chính, ngân hàng gây tổn thất hàng nghìn tỷ
Theo Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, tội phạm lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang "nổi lên" với nhiều thủ đoạn tinh vi như làm hồ sơ giả, móc nối với cán bộ ngân hàng để chiếm đoạt, huy động vốn của nhiều doanh nghiệp. Tội phạm kinh tế, tài chính, ngân hàng đã gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng, tác động đến hệ thống tài chính tiền tệ.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng công an đã phát hiện 891 vụ vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, tội phạm về chức vụ (tăng 583 vụ so với năm 2011), với 1.936 tội phạm (tăng gần gấp đôi so với năm 2011).
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng đánh giá: "Tình hình tham nhũng phức tạp". Báo cáo của Chính phủ nhận định tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân, doanh nghiệp rất lớn nhưng giá trị tài sản thu hồi thấp.
Một số vụ việc nổi cộm, công an đã khởi tố một loạt vụ án tham nhũng xảy ra tại Vinashin; vụ tham ô, tham nhũng xảy ra tại Công ty Xây lắp Dầu khí, tham nhũng tại Công ty dệt kim Đông Phương, chi nhánh một số Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn... Cơ quan điều tra cũng đã bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên để điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và kinh doanh trái phép; khởi tố ông Trần Xuân Giá và một số lãnh đạo ngân hàng ACB về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước. Cảnh sát cũng đã tổ chức truy bắt bị can Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Vinalines bỏ trốn.
Thủ đoạn tinh vi, hậu quả nghiêm trọng
Lực lượng cảnh sát điều tra điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ phát hiện, bóc gỡ nhiều vụ điển hình, tuy nhiên, chừng đó chưa phản ánh đúng tính chất, thực trạng của loại tội phạm này.
Các đối tượng phạm tội, thường là cán bộ, nhân viên ngân hàng (như kế toán, giao dịch viên, cán bộ tín dụng…). Lãnh đạo Ngân hàng buông lỏng công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý đối với cán bộ, nhân viên và các bộ phận liên quan, đơn vị chi nhánh trực thuộc. Từ đó, đã tạo sơ hở để những thủ đoạn gian dối được hiện để chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho Nhà nước.
Các đối tượng đã lợi dụng nhiệm vụ được giao dùng các thủ đoạn như: thu nợ nhưng không nhập quỹ hoặc tự làm hồ sơ khống sổ tiết kiệm của khách hàng để rút tiền chiếm đoạt tiêu xài cá nhân hoặc dùng hồ sơ của khách hàng đáo hạn để làm hồ sơ giả bằng cách giả chữ ký của người vay, sửa số chứng minh nhân dân, sửa giấy đăng ký giao dịch…. sau đó giả chữ ký khách hàng nhận tiền vay để rút tiền chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước trong một thời gian dài.
Trong năm 2014, hàng loạt các sếp khủng của ngân hàng dính vòng lao lý vì những sai phạm trong thời gian đương chức. 24/10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn, cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, quê quán xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Ủy ban Tín dụng, Chủ tịch Ủy ban Đầu tư Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương. Theo tài liệu điều tra ban đầu, tháng 11/2012, ông Thắm đã ký các quyết định cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Trung Dung vay khoảng 500 tỷ đồng. Việc cho vay này là sai quy định dẫn đến hậu quả mất khả năng thanh toán.
Ông Phạm Công Danh – Nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB
Cuối giờ chiều ngày 29/7, ông Phạm Công Danh – Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (Ngân hàng VNCB) cùng nguyên tổng giám đốc Phan Thành Mai và thành viên Hội đồng quản trị phụ trách tài chính Mai Hữu Khương bị bắt về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Sai phạm xảy ra tại Ngân hàng VNCB được tóm tắt như sau: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam qua hoạt động kiểm soát đã phát hiện Ngân hàng VNCB đứng ra bảo lãnh trái quy định cho một số đơn vị công ty là "sân sau" của ông Danh vay tiền tại ngân hàng, dẫn tới mất khả năng thu hồi, cho vay không giám sát việc sử dụng vốn.
Bên hành lang quốc hội trong kỳ họp Quốc hội lần này, Đại tướng Trần Đại Quang Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: Sẽ đánh thẳng, đánh mạnh, đánh quyết liệt không để tồn tại “vùng cấm” trong phòng chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm kinh tế.
Thu Thủy
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy