Ngày 2/6, khi được hỏi về thông tin Mỹ đang cân nhắc áp thuế đối với hàng nhập khẩu Úc đăng tải trên báo The New York Times vào tuần trước, ông Trump không đề cập trực tiếp mà chỉ nhấn mạnh Mỹ có mối quan hệ rất chặt chẽ với Úc.
"Tình hình Úc rất thú vị nhưng mối quan hệ giữa hai nước rất bền chặt. Không, chúng tôi đang có mối quan hệ rất đặc biệt với Úc" – ông Trump khẳng định.
Ngày 3/6, Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng làm dịu căng thẳng về nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại với Mỹ. Ông Morrison nói: "Chúng tôi có một thỏa thuận với Mỹ và đang làm việc trong khuôn khổ thỏa thuận đó".
Tổng thống Donald Trump (phải) và Thủ tướng Úc Scott Morrison. Ảnh: AAP
Theo báo The New York Times, các cố vấn thương mại hàng đầu của ông Trump đã đề nghị áp thuế nhằm đối phó với sự gia tăng số lượng nhôm nhập khẩu từ Úc trong năm vừa qua.
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến quan hệ với Úc. Chính quyền của ông Trump sau đó không thực hiện bất kỳ hành động nào, ít nhất là tạm thời.
Úc được xem là đồng minh quan trọng giúp Mỹ kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nếu Mỹ quyết định đánh thuế hàng hóa Úc, một mặt trận khác sẽ mở ra trong cuộc chiến thương mại toàn cầu, dẫn đến việc Mỹ chống lại các đồng minh như Canada, Mexico, châu Âu và Nhật Bản cũng như chia rẽ sâu sắc với các nước như Trung Quốc.
Ông Trump đã chỉ trích các chính quyền Mỹ trong quá khứ vì nhượng bộ chính sách thương mại để thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại. Theo ông Trump, cách tiếp cận này làm cho Mỹ rơi vào tình trạng "bao cấp thế giới", suy yếu ngành công nghiệp, đẩy các nhà máy và việc làm ra nước ngoài.
Washington cho biết họ đang áp thuế đối với thép và nhôm để tăng cường an ninh quốc gia, chẳng hạn đánh thuế hàng hóa Mexico nhằm ngăn chặn dòng người di cư qua biên giới phía Nam nước Mỹ.
Trong khi đó, các lô hàng nhôm của Úc đến Mỹ đã tăng mạnh kể từ năm 2018. Úc là một trong số ít các quốc gia không phải chịu thuế kim loại. Ông Trump đã áp thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào năm ngoái.
Liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ngày càng nhiều công ty Nhật Bản đang chuyển cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước khác, bao gồm Casio Computer, Ricoh, Uniqlo, Panasonic...
Trước đó, ngày 13/5, Washington công bố kế hoạch đánh thuế lên tới 25% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỉ USD của Trung Quốc. Khoảng 40% hàng hóa là hàng tiêu dùng có thể bị giảm doanh số bán hàng tại Mỹ.
Ngoài điện thoại di động và máy tính xách tay, các mặt hàng khác bị nhắm đến là máy chơi game, đồng hồ đeo tay và quần áo do các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc sản xuất hàng loạt.
Theo Người lao động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy