Giới quan sát cho rằng chính quyền của Tổng thống Biden do tính toán lầm đối với tình hình Ukraine nên đã rơi vào trạng thái thảm họa kép: Kinh tế Mỹ suy thoái và sự bẽ bàng chiến lược chỉ trong vòng một năm.
Tổng thống Mỹ Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: Ukrgate.
Mỹ và châu Âu ngấm đòn phản kinh tế từ chính các lệnh trừng phạt của họ
Kinh tế Mỹ năm 2022 gần như chắc chắn suy thoái, khi giá dầu tăng cao đẩy lạm phát lên khiến tiền lương thực tế của công nhân bị giảm tới 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, Washington tự tin rằng thông qua việc tác động vào Ukraine, họ sẽ khiến Tổng thống Putin mất quyền lực, năng lực chiến tranh của Nga bị phá hủy và quy mô nền kinh tế Nga sẽ bị giảm một nửa. Nhưng tất cả những mong muốn này cho tới giờ đều rất xa vời.
Ngược lại, chính nền kinh tế thế giới đang rúng động do các cú sốc về nguồn cung năng lượng và lương thực do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga. Chính sách tiền tệ chỉ có thể giảm lạm phát bằng việc ép người tiêu dùng ngừng mua, mà điều này lại khiến bên bán lẻ phải thanh toán kho hàng với giá thấp hơn và hạn chế nhu cầu về nguyên liệu thô.
Trong khi đó, Nga kiếm được mức tiền kỷ lục 97 tỷ USD từ việc xuất khẩu năng lượng trong 100 ngày đầu tiên của cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine, theo một nghiên cứu của Phần Lan. Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của nhóm G7 nhằm vào Nga, được cho là đang mua dầu Nga với mức khấu trừ 30-40 USD mỗi thùng, trong khi các khách hàng Mỹ và châu Âu phải mua dầu nguyên giá.
Giá năng lượng đã trở thành một nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát trong các nước G7. Theo một nghiên cứu của Asia Times, các thay đổi trong giá dầu dẫn tới 70% sự thay đổi hàng tháng trong Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI). Nghiên cứu này cho thấy, mức độ nhạy cảm của CPI Mỹ trước giá dầu trong thời kỳ từ tháng 2-5/2022 cao gấp khoảng 2 lần giai đoạn 15 năm trước đó.
GDP nước Mỹ quý I năm nay co ngót lại mức 1,9% so với năm trước. Mỹ chứng kiến mức giảm bất ngờ trong doanh thu bán lẻ tháng 5 (theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 15/6) và mức sụt giảm 14,4% về nhà xây mới so với tháng trước (thông báo vào ngày 16/6), cho thấy quý II năm 2022 sẽ lại chứng kiến một sự suy thoái kinh tế theo các tiêu chí tiêu chuẩn. Đây có thể sẽ là thảm họa cho đảng Dân chủ (Mỹ) trước kỳ bầu cử vào tháng 11 tới đây.
Ngoài Mỹ suy thoái kinh tế, các nước khác trong G7 cũng có nguy cơ đối mặt thảm họa tài chính.
Đồng yên của Nhật Bản đã rơi tự do khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt tín dụng. Nợ chính phủ gấp 270% GDP và nửa trong số này thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương Nhật Bản, tăng khoảng 5% so với năm 2011. Với một dân số già hóa có xu hướng chi tiêu quỹ hưu trí nhiều hơn là tiết kiệm, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này đang phải in thêm tiền. Chi phí phòng ngừa rủi ro trái phiếu chính phủ Nhật Bản đã tăng vọt trong tuần này lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Italy - nền kinh tế yếu nhất của châu Âu, hứng chịu sự tăng vọt rủi ro nợ chính phủ, lên mức gần như nghiêm trọng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã triệu tập một cuộc họp khẩn vào ngày 15/6 để xử lý tình trạng xấu đi của các thành viên yếu nhất và hứa hẹn những giải pháp chưa được cụ thể hóa nhằm ngăn ngừa nguy cơ "phân mảnh" của Liên minh châu Âu.
Chính quyền ông Biden đã đánh giá quá thấp tác động gây lạm phát từ gói kích thích kinh tế hậu Covid-19 trị giá 6.000 tỷ USD - gói này được triển khai từ thời chính quyền ông Trump nhưng đã được tăng lên gấp đôi dưới thời ông Biden.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng đánh giá thấp sự dẻo dai của nền kinh tế Nga và năng lực của quân đội Nga.
Việc thoát ra khỏi bờ vực này sẽ không dễ dàng, thậm chí có thể là bất khả thi đối với chính quyền Tổng thống Biden. Ông Biden từng dùng những lời lẽ nặng nề để tố cáo ông Putin. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cũng từng tuyên bố Mỹ sẽ phá hủy năng lực gây chiến của Nga.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy