Theo Nhà lãnh đạo Pháp, châu Âu đang suy yếu” và cần đầu tư lớn để xây dựng vị thế như một cực thứ 3 giữa Trung Quốc và Mỹ. Phát biểu đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu chuẩn bị bước vào các cuộc bầu cử quan trọng vào tháng 6 tới.
Phát biểu tại Đại học Sorbone ở thủ đô Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần nhấn mạnh đến một trật tự toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng và cảnh báo “ngày tàn” của Liên minh châu Âu là một khả năng thực sự có thể xảy ra. Theo Nhà lãnh đạo Pháp, châu Âu đã ít đầu tư vào đổi mới, không bảo vệ được ngành công nghiệp, cũng như tăng cường năng lực quân sự và quốc phòng của mình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters
Đây cũng là lập trường từng được ông Emmanuel Macron đề cập đến trong bài phát biểu mang tính bước ngoặt khi mới bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên năm 2017. Ông đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Mỹ khi cho rằng, dù mối liên minh xuyên Đại Tây Dương có mạnh tới đâu, thì EU cũng không phải là ưu tiên hàng đầu của Mỹ:
“Chúng ta phải tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác với các quốc gia khác. Điều này có nghĩa là phải xây dựng một châu Âu độc lập với Mỹ và biết cách nói chuyện với tất cả các khu vực trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia mới nổi tại châu Phi, Mỹ La-tinh và không chỉ đơn giản thông qua các hiệp định thương mại mà còn thông qua các chiến lược thực sự về quan hệ đối tác cân bằng, có đi có lại.”
Nhà lãnh đạo Pháp đưa ra một loạt đề xuất mới trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế và thương mại mà ông cho rằng có thể đưa châu Âu trở lại đúng hướng. Ông Emmanuel Macron cho rằng, EU nên đặt mục tiêu trở thành "lực lượng lãnh đạo thế giới" vào năm 2030, với chiến lược tài chính tập trung vào 5 lĩnh vực chiến lược: trí tuệ nhân tạo, thông tin lượng tử, không gian, công nghệ sinh học và năng lượng mới.
“Đây là một con đường còn dài và chúng ta phải sáng suốt sau hàng thập kỷ đầu tư không đúng mức. Và về cơ bản, châu Âu đã sản xuất và đầu tư không đủ, cũng như tạo ra sự phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp ngoài châu Âu. Vì vậy, đối mặt với điều này, chúng ta phải sản xuất nhanh hơn và nhiều hơn ở châu Âu.”
Tuy nhiên, theo giới quan sát, bài phát biểu của Tổng thống Emmanuel Macron chưa giải quyết được câu hỏi quan trọng là làm thế nào châu Âu có thể tài trợ cho quá trình chuyển đổi hướng tới “một cường quốc châu Âu”. Với bài phát biểu mới nhất này, ông Emmanuel Macron đang cố gắng hồi sinh tinh thần của bài phát biểu năm 2017. Bài phát biểu khi đó đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của các đối tác châu Âu, nhưng sau đó phải đối mặt với thực tế địa chính trị khắc nghiệt.
Bối cảnh năm 2024 cũng khác nhiều so với năm 2017. Đảng của ông Emmanuel Macron hiện đã mất đa số tuyệt đối trong Quốc hội và gặp khó khăn trong việc thông qua dự luật. Danh tiếng của Pháp trên trường quốc tế cũng đã giảm sút phần nào do các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối cải cách lương hưu và những khó khăn kinh tế ở trong nước, trong đó có thâm hụt ngân sách cao hơn dự kiến.
Tác giả: Thu Hoài
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy