Dòng sự kiện:
Phụ nữ Việt Nam: Anh hùng, bất khuất - Trung hậu, đảm đang
07/03/2015 08:02:01
ANTT.VN - Nhân kỷ niệm 55 năm "Đội quân tóc dài" (1960-2015) và 50 năm phong trào “Ba đảm đang” (1965-2015) Bảo Tàng Phụ nữ VN tổ chức Triển lãm “Hai chị em - Hai trận tuyến”, đây là những hình ảnh xúc động tái hiện người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tin liên quan

Sau khi hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa, là hậu phương chi viện sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam, vừa chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Bức ảnh "Bắc Nam sum họp" do Võ An Khánh chụp năm 1975 tại huyện Hồng Dân - Bạc Liêu, nhân dịp các bà mẹ miền Bắc và miền Nam gặp nhau nhân dịp thống nhất đất nước

Miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tập hợp trong tổ chức Hội, phụ nữ hai miền đã có nhiều hoạt động đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

Dân quân xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Hưng, Nam Định chở xác máy bay Mỹ năm 1972

Ra đời năm 1961, Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam đã trở thành ngọn cờ hiệu triệu tập hợp các tầng lớp phụ nữ. Thực hiện sáng tạo phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang và binh vận, phụ nữ miền Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn và thành thị, làm nên huyền thoại “Đội quân tóc dài” - niềm tự hào của dân tộc, nỗi khiếp sợ của kẻ thù.

Vá áo cho bộ đội ngay trên trận địa

Hội mẹ chiến sĩ tổ 15, khu phố Hồng Bàng, Hải Phòng nấu cơm phục vụ chiến sĩ và nhân dân trong những ngày chiến đấu ác liệt

Phụ nữ miền Bắc hăng hái tham gia phong trào "Ba đảm đang" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động 3/1965: đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đảm đang gia đình. Vượt lên mọi khó khăn của cuộc sống thời chiến, với tinh thần chia lửa và “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, quyết tâm xây dựng và bảo vệ miền Bắc, chị em đã vươn lên trên mọi lĩnh vực, vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa cố gắng nỗ lực để trở thành những người lãnh đạo, quản lý giỏi.

Hội mẹ chiến sĩ Hà Tây vá áo cho bộ đội

Hội mẹ chiến sĩ Tp.Nam ĐỊnh tiếp nước cho bộ đội Đại đội 4, Tiểu đoàn 6

Tiếng hát át tiếng bom

Phong trào phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động được sự tham gia của hàng chục triệu phụ nữ, tạo thành nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ, vừa trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam.

Phong trào "Báo nói"

Anh hùng Phùng Thị Viên - Người phụ nữ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại

Nữ dân quân Hà Thị Nhiên kéo xác máy bay Mỹ bên bờ biển Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định ngày 25/5/1966

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về một thời lịch sử hào hùng thì mãi còn vang vọng. Nhân kỷ niệm 55 năm “Đội quân tóc dài” và 50 năm phong trào “Ba đảm đang”, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng tỉnh Nam Định tổ chức triển lãm “Hai chị em - Hai trận tuyến”.

Bà Nguyễn Thị Út - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng gia đình

Bà Nguyễn Thị Út đang luyện tập

Triển lãm tái hiện cuộc sống chiến đấu, lao động của người phụ nữ trong chiến tranh qua ký ức của những nhân chứng lịch sử. Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ cảm nhận được những khoảnh khắc của niềm vui, nỗi buồn, sự mất mát, hy sinh, sự dũng cảm, kiên cường từ những cô gái tuổi thanh niên đến những bà mẹ tóc đã bạc ở hai miền đất nước trong kháng chiến chống Mỹ.

Kiều Chinh - Thu Thủy

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến