Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 6,44 điểm (+0,43%), lên 1.505,33 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 10,42 điểm (+2,37%), lên 450,59 điểm.
Thanh khoản khớp lệnh xấp xỉ so với tuần trước đó và đã là tuần thứ 6 liên tiếp thấp hơn mức trung bình cho thấy nhà đầu tư vẫn đang có sự thận trọng nhất định.
Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 836 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 4,89% so với tuần trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 115 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 1,89%.
Trong tuần, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu dẫn đầu đà tăng trong đó, các cổ phiếu thép vượt trội với HPG (+8,5%), HSG (+13,8%), NKG (+18%), TLH (+11,2%)..., còn các cổ phiếu phân bón, hóa chất cơ bản như DGC (+9,8%), DPM (+11,9%), DCM (+16,5%)...
Các cổ phiếu dầu khí đã hạ nhiệt sau tuần bùng nổ trước đó, nhưng vẫn có sự đồng thuận cao với BSR (+1,1%), PVD (+2,6%), PVS (+6,8%), PVB (+5,2%), GAS (+0,7%), PVT (+12,8%)...
Gây thất vọng nhất có lẽ là nhóm trụ cột ngân hàng, khi VCB (-0,2%), BID (-2,8%), CTG (-3,2%), VPB (-0,3%), TCB (-1,5%), MBB (-3,5%), ACB (-0,1%), SHB (-2,1%)...
Trên sàn HOSE, có thể nhận thấy đa số các mã tăng mạnh nhất đều là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, có tính đầu cơ rất cao và gần như không có thông tin nào mới tích cực ảnh hưởng đến những cổ phiếu này gần đây.
Trong các phiên giao dịch, nhóm này phần lớn đều được kéo giá lên từ rất sớm và duy trì mức đỉnh trong phiên. Điển hình như OGC, TGG, PTC, TSC. Hoặc chỉ có thanh khoản thấp như DTL, COM, FDC, khiến việc giá cổ phiếu biến động mạnh không quá khó hiểu.
Một số cổ phiếu khác ảnh hưởng tích cực chung từ ngành như ở VOS nhờ giá cước vận tải tăng mạnh trong năm 2021 và dự báo chưa thể nhanh hạ nhiệt trong năm 2022 này.
Cổ phiếu SFG đón sóng cùng nhóm phân bón với DCM +16,5%, DPM +11,9%, BFC (+4,3%)…
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VRC có tuần giao dịch ảm đạm và giảm sâu nhất HOSE, khối lượng giao dịch cũng có sự suy yếu khi liên tục nằm dưới đường MA20.
Các cổ phiếu khác ít có diễn biến đáng chú ý nào, khi đều có thanh khoản tương đối thấp, trừ EIB, CTD.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu họ P vẫn giữ được sức bật, khi cùng là nhóm này trên HOSE hạ nhiệt.
Trong đó, PDC, PMP, PBP, PVC có tuần thứ hai liên tiếp góp mặt trong danh sách này.
Trên UpCoM, cổ phiếu XMD của CTCP Xuân Mai - Đạo Tú có tuần thứ 3 liên tiếp đứng đầu các cổ phiếu tăng tốt nhất.
Thanh khoản được cải thiện đáng kể, khi trước đó từ ngày 11/2 đến 25/2 chỉ có 100, 200 đơn vị khớp lệnh phiên, thì 5 phiên tuần qua tăng lên đáng kể, với 3 phiên khớp hơn 30.000 đơn vị, một phiên khớp 76.100 đơn vị và phiên 01/3 có tới gần 150.000 đơn vị khớp lệnh.
Giá cổ phiếu theo đó tăng từ 1.900 đồng lên 18.700 đồng, tương đương +884% chỉ trong 16 phiên và 16 phiên này cổ phiếu XMD đều đóng cửa tăng trần.
Đáng chú ý trong cơ cấu cổ đông, CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai - Xuân Mai Corp với mã chứng khoán XMC, là Công ty mẹ của XMD với tỷ lệ sở hữu gần 86%.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy