Theo CNBC, Sở giao dịch chứng khoán London (LSE) đã đình chỉ hoạt động giao dịch của 27 công ty liên kết với Nga, bao gồm ngân hàng hàng đầu Sberbank và tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom.
Các công ty khác bị chặn giao dịch ở London bao gồm Lukoil, Polyus và EN +. Công ty con của VTB, ngân hàng lớn thứ hai nước Nga, đã bị đình chỉ từ ngày 25/2.
“FTSE Russell đã xóa niêm yết của các công ty Nga khỏi chỉ số. Sở cũng đình chỉ giao dịch với 27 mã chứng khoán niêm yết của Nga”, David Schwimmer, Giám đốc điều hành LSE, cho biết.
“World-Check đang tích cực cập nhật dữ liệu đối với đối tượng chịu lệnh trừng phạt. Chúng tôi đang tích cực làm việc với cơ quan quản lý để thực hiện biện pháp này”, ông nói thêm.
Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Nga tại sàn London lao dốc. Ảnh: LSE.
FTSE Russell thuộc sở hữu của LSE sẽ xóa cổ phiếu Nga khỏi các chỉ số trước khi thị trường mở cửa vào đầu tuần sau.
Kể từ cuộc xung đột tại Ukraine, cổ phiếu niêm yết trên sàn London của các công ty Nga đều sụt giảm mạnh. Vào thời điểm lệnh đình chỉ được công bố hôm 3/3, giá trị cổ phiếu dòng này gần như mất toàn bộ giá trị.
Sberbank giảm 99,72% với giá trị khoảng 1 cent/cổ phiếu vào ngày 2/3, Gazprom giảm 93,71%, Lukoil giảm 99,2%, Polyus giảm 95,58%, Rosneft giảm 92,52% và EN + giảm 20,51%.
Chiến sự tại Ukraine đã bước sang tuần thứ hai. Các biện pháp trừng phạt như nghiêm cấm giới đầu tư phương Tây giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) và đóng băng tài sản ở nước ngoài, đặc biệt là lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ được CBR sử dụng để giảm áp lực mất giá tài sản, đang phát huy hiệu quả.
London là một trong những trung tâm tài chính được giới tài phiệt và doanh nghiệp Nga lựa chọn. Tuy nhiên, doanh thu từ Nga và Ukraine chỉ chiếm chưa đến 1%.
Thị trường chứng khoán Nga cũng bị ảnh hưởng nặng nề và chưa có dấu hiệu mở cửa trở lại. Các sàn tại Nga đến nay đã đóng cửa 4 ngày để ngăn chặn làn sóng bán tháo.
Thông báo từ LSE được đưa ra vài giờ sau khi MSCI rút chứng khoán Nga khỏi các chỉ số được theo dõi trên toàn cầu. Công ty đo điểm chuẩn sẽ phân loại chỉ số MSCI Nga theo “thị trường độc lập” thay vì “thị trường mới nổi”.
MSCI đã có cuộc tham vấn với các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu vào ngày 28/2 và đưa ra xác nhận rằng “thị trường chứng khoán Nga hiện không thể đầu tư”.
Tác giả: Ngọc Phương Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy