Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố top 10 công ty có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền và thị phần trái phiếu lớn nhất quý III.
Chứng khoán VPS tiếp tục dẫn đầu với con số 16,5% về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền. Thị phần của công ty này liên tục tăng mạnh từ quý II/2019 (với mức 3,08%) lên con số kỷ lục như hiện tại. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp VPS dẫn đầu thị phần tại HoSE.
Trong khi đó thị phần của Chứng khoán SSI đã tăng trở lại lên 11,58% và đứng ở vị trí thứ tiếp theo. Công ty chứng khoán đầu ngành này từng giữ vị thế dẫn đầu trong suốt 7 năm trước đó (2014-2020) trên bảng xếp hạng này.
Top 3 có sự thay đổi lớn khi Chứng khoán VNDirect bất ngờ tăng tốc lên thị phần 7,72%. Điều này đồng nghĩa đẩy Chứng khoán TP.HCM (HSC) và Chứng khoán Bản Việt (VCSC) lần lượt xuống vị trí thứ 4 và 5.
Các vị trí tiếp theo lần lượt là Chứng khoán Kỹ Thương, Chứng khoán MB, Mirae Asset (Việt Nam), Chứng khoán FPT và KIS Việt Nam. Tổng thị phần của nhóm 10 công ty này đạt hơn 67%, tăng so với mức 65% của quý liền trước.
Về thị phần trái phiếu, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vẫn dẫn đầu với con số 34,86% trong quý III nhưng đã giảm rất đáng kể so với các kỳ công bố trước đó. Điều này là do sự vươn lên mạnh mẽ của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) với thị phần 21% hay Chứng khoán Tân Việt với giá trị gần 13,5%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch bùng nổ trong hơn một năm trở lại đây, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư đổ tiền vào kênh giao dịch này. Lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới từ đầu năm đạt 957.215 tài khoản, cao hơn tổng số mở mới trong 3 năm trước đó (2018-2020) cộng lại.
Thanh khoản thị trường nhờ đó liên tục tăng lên mức cao mức. Mức giao dịch bình quân trong 9 tháng vừa qua tại HoSE đạt trên 19.543 tỷ đồng/phiên, tăng 138% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Công ty chứng khoán là các đơn vị được hưởng lợi lớn nhất từ sự bùng nổ của thị trường, nhờ nguồn thu tăng lên từ hoạt động môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh. Tuy nhiên đi cùng với cơ hội cũng là cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, một số công ty chấp nhận giảm phí hoặc thậm chí miễn phí giao dịch để tăng quy mô về thị phần môi giới.
Do vậy, thị phần môi giới trên các sàn không hoàn toàn đại diện cho mức độ hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Nguồn thu của các công ty chứng khoán còn đến từ các nguồn khác cũng như khả năng quản trị chi phí.
Đơn cử như Chứng khoán VPS dù dẫn đầu thị phần nhưng lợi nhuận sau thuế bán niên 2021 chỉ đạt 361 tỷ đồng. Trong khi đó các công ty khác như Chứng khoán SSI báo lãi lên đến 1.015 tỷ đồng, VNDirect có lãi 950 tỷ hay Chứng khoán Bản Việt là 702 tỷ đồng.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy