Chiều tối 19/9, UBND TP HCM tổ chức họp báo về tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn. Tại đây, các phóng viên nêu ra thực trạng quá tải trong xét nghiệm Covid-19 cho shipper sau khi TP HCM ban hành Văn bản 3072 cho phép lực lượng này được hoạt động liên quận.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương Tp.HCM cho biết, ngày 18/9 có 33.500 shipper đăng ký hoạt động và đến ngày 19/9 đã tăng lên 82.160 shipper đăng ký.
Trước tình hình này, Sở Công thương TP HCM đang rà soát để phối hợp với Sở Y tế Tp HCM phân bổ thêm lực lượng thực hiện xét nghiệm cho khoảng 90.000 shipper trong những ngày sắp tới.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM tại họp báo.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM trình bày: “Theo Công văn 2800 của UBND TP HCM, Sở Y tế được giao nhiệm vụ hỗ trợ xét nghiệm miễn phí cho 17.800 shipper. Từ đó, Sở đã chỉ đạo các trung tâm y tế quận, huyện với khả năng đáp ứng khoảng 20.000 shipper/ngày”.
Đến nay, số lượng shipper đăng ký hoạt động với Sở Công thương tăng lên gấp 5 lần là sự quá tải cho lực lượng y tế.
Trong khi nhiệm vụ chính của trạm y tế lưu động với 478 cơ sở, trạm y tế địa phương trên 500 cơ sở là chăm sóc F0 tại nhà. Vì vậy, ngành Y tế TP HCM sẽ kiến nghị UBND TP HCM có hướng dẫn thêm trước tình hình mới.
Theo quy định mới của UBND TP HCM, từ 0h ngày 16/9, shipper được giao hàng liên quận, huyện từ 6h - 21h, phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3 người, 2 ngày/lần. Ngân sách TP HCM chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết ngày 30/9.
Khi số lượng shipper tăng gấp 5 lần so với trước ngày 16/9, hệ thống trung tâm y tế được giao nhiệm vụ xét nghiệm Covid-19 cho nhóm đối tượng này gặp tình trạng quá tải.
Đại diện các hãng xe công nghệ như Grab, GoJek, Lalamove,... ước tính, số lượng shipper của các công ty đã tăng khoảng 200% - 300% so với thời điểm trước ngày 16/9.
Trong khi đó, số lượng tài xế có tên trong danh sách được hoạt động của Sở Công thương TP HCM khá hạn chế so với số lượng mà các hãng đã đăng ký. Nhu cầu tăng vọt nhưng nguồn cung hạn chế khiến giá cước giao hàng vẫn tăng cao.
Thêm vào đó, nhiều loại hình kinh doanh được hoạt động trở lại làm đơn hàng tăng lên.
Trong khi shipper chạy liên quận, huyện gặp nhiều khó khăn đối với quá trình đi lại do đường sá phong tỏa, ngăn cách. Các khu vực hạn chế lối vào nên bản đồ công nghệ gặp nhiều khó khăn trong thời điểm này dẫn đến việc di chuyển chậm trễ.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy