Ảnh minh họa
Trong năm 2021, dự báo nhu cầu nhân lực tập trung chủ yếu ở các ngành: kinh doanh - thương mại (chiếm 20,16% tổng nhu cầu); điện tử - công nghệ thông tin; dịch vụ - phục vụ ; cơ khí - tự động hóa; vận tải - kho bãi – dịch vụ cảng; dịch vụ cá nhân – chăm sóc sức khỏe và y tế; dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng; dệt may – giày da; kinh doanh tài sản - bất động sản; tài chính - tín dụng - ngân hàng; kế toán - kiểm toán; du lịch - nhà hàng - khách sạn.
Đáng chú ý, nhu cầu nhân lực qua đào tạo được dự báo chiếm 85,8%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 25,21%, trung cấp chiếm 21,3%, cao đẳng chiếm 18% và đại học trở lên chiếm 21,29%.
Nhu cầu nhân lực cụ thể trong quý 1/2021 dự kiến cần khoảng 70.000 – 75.000 chỗ làm việc, sẽ tập trung ở các doanh nghiệp có hoạt động ổn định và mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Trong quý này, nhu cầu nhân lực tập trung ở các ngành kinh doanh - thương mại; dịch vụ phục vụ; dệt may - giày da; chế biến thực phẩm; hóa chất – nhựa – cao su; dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; công nghệ thông tin; du lịch – nhà hàng – khách sạn.
Với quý 2/2021 và quý 3/2021, dự báo khi các doanh nghiệp ổn định sản xuất - kinh doanh, nhu cầu nhân lực chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động có trình độ, tay nghề.
Do đó, nhu cầu sẽ tập trung ở các ngành: công nghệ thông tin - điện tử; cơ khí; hóa chất – nhựa – cao su; kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; dịch vụ cá nhân – chăm sóc sức khỏe và y tế; kế toán – kiểm toán; tài chính – tín dụng – ngân hàng; kinh doanh tài sản – bất động sản; du lịch - nhà hàng - khách sạn.
Cụ thể, nhu cầu nhân lực quý 2/2021 cần khoảng 68.600 – 73.500 chỗ làm việc, quý 3 là khoảng 69.450 – 74.400 chỗ làm việc.
Với quý 4/2021, dự báo cần khoảng 71.950 – 77.100 chỗ làm việc, tập trung vào các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động hoàn thành kế hoạch đề ra và tuyển dụng nhân lực phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán.
Nhu cầu nhân lực có xu hướng tăng ở lao động thời vụ, làm việc bán thời gian, tập trung ở các ngành: kinh doanh - thương mại, dịch vụ phục vụ; công nghệ thông tin; cơ khí; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng; du lịch – nhà hàng – khách sạn.
Về cung nhân lực, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM cũng dự báo, năm 2021, thị trường lao động thành phố phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Dự kiến lao động làm việc là 4.839.408 người, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,74%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,45%, dịch vụ chiếm 65,81%.
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp năm 2021 dự kiến là 3.120.217 người, trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước chiếm 4,09%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 72,89%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,02%.
Tác giả: Nhật Dương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy