Đó là nhận định của ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia tại Diễn đàn kinh tế và doanh nghiệp 2022 với chủ đề “thích ứng và tự chủ” diễn ra chiều ngày 4/6.
Theo ông Nghĩa, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị đình trệ do thiếu minh bạch, thiếu biện pháp giám sát hữu hiệu và do cơ quan chức năng thanh tra, chỉnh sửa pháp lý.
“Thị trường trái phiếu đình trệ khiến DN không thể phát hành mới để tiếp tục dự án, không thể đảo nợ để hoàn trả nợ cũ; ít dự án mới. Doanh nghiệp không có nguồn lực tài chính để phát triển dự án. Thực tế này khiến đầu cơ thứ cấp gia tăng và đẩy giá Bất động sản gắn với đất tăng mạnh”, ông Nghĩa nhận định.
Ngoài tác động tới thị trường BĐS, trái phiếu DN bị đình trệ có thể tác động toàn bộ thị trường tài chính nói chung (gồm cả ngân hàng và chứng khoán). Điều này đã xảy ra nhiều lần trên thế giới và ở Việt Nam.
Trong ngắn hạn, để lành mạnh thị trường trái phiếu, ông Nghĩa kiến nghị, cần nâng cao tính minh bạch và tự chịu trách nhiệm của DN. Cơ quan chức năng tăng cường biện pháp giám sát từ xa, dựa trên tiêu chí như báo cáo tài chính trung thực. Giám sát thường xuyên tránh để rơi vào tình trạng rất xấu rồi mới xử lý, thanh tra hàng loạt gây sốc lớn cho thị trường.
Sau vi phạm về phát hành trái phiếu của một số công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, hàng loạt yếu kém của thị trường trái phiếu dần bộc lộ. Gần đây nhất, Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Theo báo cáo này, 20 doanh nghiệp bất động sản vay nợ TPDN nhiều nhất trong năm 2021 với tổng số tiền lên đến hơn 100.000 tỷ đồng, lãi vay TPDN của các doanh nghiệp này từ 8%/năm đến 12,9%/năm.
Theo Bộ Tài chính, để chào mời TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân, nhiều công ty chứng khoán đã “lách luật” để “hô biến” nhiều nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng hợp đồng mua kỳ hạn trái phiếu chính phủ hoặc chứng khoán niêm yết trong thời gian 2-4 ngày. Tư vấn cho nhà đầu tư cá nhân không trực tiếp đứng tên mua TPDN riêng lẻ mà ký hợp đồng dân sự với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đứng ra mua hộ.
Trong số 358 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2021, có tới 57 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trước khi phát hành, 45 doanh nghiệp có nợ vay lớn hơn 10 lần vốn chủ sở hữu, và 10 doanh nghiệp có nợ vay lớn hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
Tại diễn đàn, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu ra thách thức với nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại. Theo ông Dũng, hiện nay, tình trạng nhập khẩu lạm phát ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và khiến giá cả hàng hóa của Việt Nam tăng cao.
“Trong môi trường bất định một sự linh hoạt là rất cần thiết. Các doanh nghiệp cần có sự phản ứng rất linh hoạt trước sự biến động không ngừng của môi trường. Việc nhận thức đầy đủ về những thách thức của kinh tế thế giới là một phần cấu thành quan trọng trọng việc hoạch định chiến lược phát triển và đặc biệt là cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất-kinh doanh. Các thách thức vẫn có thể tạo ra cơ hộI, vấn đề là DN cần nhận biết và nắm bắt các cơ hội đó. Không phải kẻ mạnh hay kẻ giỏi sẽ là kẻ chiến thắng. Người biết thích nghi mới là kẻ sống sót cuối cùng”, TS Nguyễn Sĩ Dũng khuyến nghị.
Tác giả: Quỳnh Nga
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy