Tin liên quan
Trên website Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (HOSE: STB) vừa tiến hành công bố Báo cáo tình hình quản trị năm 2014.
Theo đó, từ ngày 01/1/2014 đến ngày 24/3/2014, Hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank đã tiến hành tổ chức 9 cuộc họp và tất cả thành viên đều tham dự đầy đủ 100% các cuộc họp trong giai đoạn này. Được biết, khoảng thời gian này HĐQT STB có 10 thành viên bao gồm các ông bà: Phạm Hữu Phú (Chủ tịch), Trầm Bê (Phó Chủ tịch thường trực), Kiều Hữu Dũng (Phó Chủ tịch), Nguyễn Miên Tuấn (Phó Chủ tịch), Phan Huy Khang (Phó CT HĐQT kiêm TGĐ), Nguyễn Gia Định (TV HĐQT), Trầm Khải Hòa (TV HĐQT), Nguyễn Văn Cựu (TV HĐQT độc lập), Dương Hoàng Quỳnh Như (TV HĐQT kiêm Phó TGĐ), Nguyễn Thị Lệ An (TV HĐQT kiêm Phó TGĐ).
Đáng chú ý, ngày 24/03/2014, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thống nhất thông qua đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Hữu Phú - Chủ tịch HĐQT vì lý do cá nhân (về làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Eximbank kể từ ngày 28/4/2014). Đồng thời, HĐQT bầu ông Kiều Hữu Dũng – Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT độc lập, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Sacombank kể từ ngày 24/03/2014. Kể từ thời điểm này HĐQT STB chỉ còn 9 thành viên.
Từ ngày 25/3/2014 đến ngày 31/12/2014, HĐQT Sacombank tổ chức 32 cuộc họp. Tuy nhiên, chỉ có 5/9 thành viên tham dự đầy đủ 32/32 cuộc họp. Các ông Trầm Bê, Nguyễn Văn Cựu đều tham dự 31/32 cuộc họp, ông Nguyễn Miên Tuấn dự 30/32 cuộc họp (ít nhất) do nội dung cuộc họp không tham dự liên quan đến cá nhân, còn ông Nguyễn Gia Định bỏ lỡ một cuộc họp bởi lý do đi công tác.
Cũng theo Báo cáo trên, 2 tuần/lần, có phiên họp giao ban HĐQT, BKS với Ban TGĐ để đánh giá tình hình hoạt động tuần qua, các công việc sẽ thực hiện tiếp theo. Hàng quý có phiên họp giao ban mở rộng giữa HĐQT, BKS với Ban điều hành và một số thành viên khác có liên quan để đánh giá tình hình hoạt động tháng. Ngoài ra HĐQT có tổ chức các phiên họp HĐQT bất thường khi có các công việc phát sinh.
Trong năm 2014, HĐQT Sacombank cũng đã quyết nghị tổng cộng 81 Nghị Quyết HĐQT về các vấn đề quan trọng của ngân hàng.
Phó Chủ tịch thường trực Trầm Bê và những người liên quan sở hữu tới 6,773% cổ phần của Sài Gòn Thương Tín
Theo Danh sách cổ đông nội bộ và người có liên quan công bố trong Báo cáo thì, Phó Chủ tịch Trầm Bê và những người có liên quan vẫn chi phối một số lượng cổ phần đáng kể của nhà băng giàu truyền thống này. Cụ thể, cá nhân ông Trầm Bê sở hữu 1.842.129 cổ phần STB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,15%; trong khi 2 con trai của Phó Chủ tịch thường trực Sacombank lại nắm giữa lượng cổ phần lớn hơn rất nhiều: ông Trầm Khải Hòa sở hữu 24.034.800 cổ phần (1,93%), ông Trầm Trọng Ngân sở hữu 54.720.000 cổ phần (4,4%) đồng thời cũng là cá nhân nắm giữ nhiều cổ phiếu STB nhất. Con gái ông Trầm Bê, bà Trầm Thuyết Kiều cũng nắm giữ số lượng cổ phiếu cao gấp nhiều lần cha, chính xác là 3.589.806 đơn vị (0,29%). Chồng bà Kiều, “hiền tế” của Phó Chủ tịch thường trực Trầm Bê, ông Lê Trọng Trí lại chỉ nắm giữ khiêm tốn 35.000 cổ phần STB (0,003%).
Tính chung, Trầm gia hiện sở hữu tới 84.221.735 cổ phần tại Sài Gòn Thương Tín, tương ứng 6,773% cổ phần của nhà băng này.
Trong khi đó, gia đình đương kim Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng lại gần như không sở hữu chút cổ phần nào, chỉ duy nhất em trai ông Dũng, ông Kiều Anh Kiệt là nắm giữ khiêm tốn 25.000 cổ phiếu STB (0,002%). Ông Kiệt cũng là người duy nhất có cổ phần STB trong số những người liên quan của Chủ tịch HĐQT Kiều Hữu Dũng, bản thân ông Dũng cũng không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại Sacombank.
Cũng theo Danh sách, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Pham Huy Khang hiện sở hữu 15.924.281 cổ phần (1,28%), những người liên quan của ông Khang không có cổ phần tại STB.
Tương tự, Thành viên HĐQT kiêm PTGĐ Dương Hoàng Quỳnh như cũng có một số lượng cổ phần đáng kể tại Sacombank với hơn 6.955.410 cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,56%, những người có liên qua của bà Như không có cổ phần tại STB.
Các thành viên còn lại và những người liên quan tại HĐQT Sacombank không sở hữu hoặc sở hữu không đáng kể cổ phần tại nhà băng được đánh giá là có số lượng nhân sự đông đảo nhất khối Ngân hàng TMCP này.
Không “lãnh ấn” tối cao tại HĐQT cũng như Ban Tổng Giám đốc nhưng với tỷ lệ sở hữu tới 6,773% cổ phần, lớn hơn nhiều lần bất kể gia đình thành viên HĐQT nào khác, dễ hiểu tại sao dư luận vẫn đánh giá Trầm gia là một đại thế lực ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Câu chuyện sáp nhập giữa Sacombank và SouthermBank từng khiến báo chí và dư luận tốn nhiều giấy mực
Đầu năm 2014, giới đầu tư cũng từng một phen nổi sóng về câu chuyện sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). Nhưng rút cuộc, sau rất nhiều tranh cãi cũng như phản ứng, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 97% cổ đông Sacombank vẫn đồng ý với chủ trương “chung một mái nhà”. Điều đáng nói, không chỉ nắm giữ cổ phần lớn tại Sacombank, thời điểm đó, "Trầm gia" còn được thống kê là sử hữu hơn 21% cổ phần tại SouthernBank, đồng thời, trong cơ cấu Hội đồng Quản trị Sài Gòn Thương Tín cũng có tới 4/10 thành viên từng là lãnh đạo của SouthernBank.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy