Trần lãi suất không thể áp với các TCTD
21/12/2015 17:22:15
ANTT.VN - Thời gian gần đây, tiếp tục có những tranh cãi khác nhau trần lãi suất và đã có những ý kiến lo ngại “luật chồng luật” khiến cho hoạt động chuyên ngành bị “méo mó” bởi chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau.

Tin liên quan

Không vướng luật cũng dễ phạm luật

Ở nhiệmnhiệm kỳ trước, Quốc hội có Nghị quyết nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động theo cơ chế thị trường.Khi bàn thảo về trần lãi suất lần này, nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng trần lãi suất nếu tiếp tục thì chỉ nên áp dụng quy định này với nhóm tín dụng phi chính thức. Đây là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau, giữa một bên hoạt động cho vay theo luật chuyên ngành, còn một bên cho vay tự phát, theo thỏa thuận dân sự.

Trao đổi với báo chí  về vấn đề này, ông Ngô Văn Minh- Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho biết, trong dự thảo Bộ Luật dân sự sửa đổi, quy định về trần lãi suất khi trình Quốc hộiđã có cái đuôi “quy định về trần lãi suất của BLDS sẽ không được áp dụng trong trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác”. Về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng, tại Điều 91 Luật Các Tổ chức tín dụng đã quy định: “TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, nếu như BLDS vẫn đặt các TCTD trong phạm vi điều chỉnh về trần lãi suất thì rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng luật chồng luật.

Cũng theo ông Minh, nếu luật loại trừ các TCTD mà sau này lãi suất cho vay cao thì sẽ khó điều chỉnh, nhưng nếu đưa vào BLDS thì sẽ khống chế quyền của các TCTD. Mặc dù vẫn còn có những vấn đề cần phải cân nhắc, song ông Minh ủng hộ phương án loại các TCTD ra khỏi quy định áp trần lãi suất cố định để tránh tình trạng luật chồng chéo luật.

Theo ông Minh, lãi suất theo cơ chế thị trường, nghĩa là để cho các TCTD và người vay tự thỏa thuận. Tức là, không chỉ lãi suất 20% mà nếu đáp ứng tốt nhu cầu cần vốn khẩn cấp thì mức 30% cũng chấp nhận được, nếu người vay thấy hiệu quả.

Quy định lãi suất nên để luật chuyên ngành

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) nhận định: “Việc áp trần lãi suất là nhằm ngăn chặn cho vay nặng lãi đối với tín dụng phi chính thức. Tuy nhiên, cách tư duy và đặt vấn đề như hiện nay ở dự thảo BLDS là bị lẫn lộn. Chuyện nào đi chuyện ấy, đối với các TCTD, khách hàng có quyền thỏa thuận mức lãi suất theo quy định của Luật các TCTD và quy định tại TCTD khi cần vay một khoản vốn nào đó. Còn đối với chuyện chống cho vay nặng lãi ở ngoài xã hội thì nên quy định tại Bộ luật Hình sự. Quy định áp trần lãi suất trong Bộ luật dân sự để coi đó là căn cứ ngăn chặn "tín dụng đen" là tư duy không hoàn toàn chính xác.Thậm chí nói thẳng ra là chúng ta đang nhầm lẫn nghiêm trọng trong khi xây dựng luật.

Ông Bảo nhắc lại câu chuyện cách đây 5 năm, có những thời điểm lãi suất huy động lên tới 19%/năm, nếu trần lãi suất bị cố định ở mức 20%/năm thì có còn hợp lý? Như vậy có thể thấy, việc đặt ra trần lãi suất chủ yếu là để khống chế các giao dịch giữa cá nhân với cá nhân, nhằm chống "tín dụng đen", chứ không nhằm vào các TCTD.

“Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực, do đó nếu chúng ta làm luật mà lại can thiệp trực tiếp, can thiệp quá sâu vào thị trường thì sẽ gây ra các hệ lụy đáng tiếc sau này trong giao thương giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, theo tôi không nên quy định cứng nhắc trong BLDS, mà nên quy định theo hướng mở, tức là nên để luật chuyên ngành quy định” ông Bảo nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề trần lãi suất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, các lãi suất tham chiếu được đưa ra lấy ý kiến như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… chủ yếu là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, là những lãi suất không phổ biến với người dân, nên NHNN đề xuất ấn định mức lãi suất cứng là 20%/nămcủa khoản tiền vay trong dự thảo BLDS. Luật các TCTD đã quy định, các TCTD được phép thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật, còn BLDS sửa đổi vừa được thông qua mức trần lãi suất rất cần thiết phải nhấn mạnh “trừ trường hợp các luật khác liên quan có quy định khác”.

Chuyên gia ngân hàng TS.Cấn Văn Lực cho rằng, việc áp trần lãi suất với các TCTD nếu không làm rõ sẽ làm méo mó hoạt động tín dụng.Bởi quy định lãi suất nên để luật chuyên ngành mà ở đây là Luật Các TCTD chi phối, thay vì quy định tại BLDS, vừa không trúng lại không phù hợp.

VPBank triển khai chương trình “Đầu tư tương lai cùng gói vay VPBank” dành cho khách hàng vay cá nhân với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,99%/năm. Khách hàng có nhu cầu vay thế chấp gồm vay mua nhà đất, ô tô, kinh doanh và tiêu dùng sẽ nhận được gói ưu đãi như sau:

Lãi suất cố định chỉ từ 6,99%/năm

Thời gian vay lên đến 25 năm cùng hạn mức vay tối đa 10 tỷ đồng

Tặng ngay thẻ tín dụng VPBank cao cấp với ưu đãi miễn phí thường niên năm đầu tiên

Chương trình “Đầu tư tương lai cùng gói vay VPBank” là giải pháp tài chính tối ưu dành cho khách hàng cá nhân trong dịp Tết nguyên đán.

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến