Báo Tin tức dẫn lời ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, khi Cục có văn bản mời lên làm việc về hành vi tung tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi trên trang Facebook, đại diện trang Facebook Đầm bầu Thời trang Mami đã nhận lời và chấp hành đúng các yêu cầu của Cục. Tại buổi làm việc, đại diện đơn vị này đã tỏ ra rất ăn năn hối hận về hành vi sai trái của mình là do nhận thức kém, mục đích chỉ chia sẻ thông tin để cảnh báo cho các bà mẹ có bầu.
Đồng thời, chủ trang Facebook nói trên đã có biện pháp khắc phục bằng việc gỡ ngay thông tin sai sự thật đã đăng ngày 4/3, đồng thời vào ngày 10/3, chủ trang đã viết ngay một bài đính chính đăng trên Facebook của mình, khuyến cáo các mẹ bầu cần cẩn thận khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin về dịch tả lợn châu Phi.
Chủ facebook đã đăng tải lại thông tin cải chính sau khi bị cơ quan chức năng triệu tập đến làm việc. Ảnh chụp màn hình
"Chủ Facebook Đầm bầu Thời trang Mami đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng, căn cứ theo các quy định trong Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Dự kiến, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử sẽ ra quyết định xử phạt trong một vài ngày tới", ông Lê Quang Tự Do cho biết.
Trước đó, thông tin trên báo VnExpress cho hay, Fanpage Đầm bầu Thời trang Mami đã dùng hình ảnh thịt lợn nhiễm sán ở Bình Dương từ năm 2018 để thông tin về dịch tả lợn châu Phi, kêu gọi mọi người ngưng sử dụng thịt lợn vì cho rằng có thể lây bệnh sang người.
Phản ứng trước thông tin này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản khẳng định dịch tả lợn châu Phi chỉ lây lan trên lợn. Đồng thời, sáng 8/3, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Bộ TT&TT kiến nghị xử lý một số cá nhân đã đăng tải thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi, trong đó có trang fanpage "Đầm Bầu Thời Trang Mami".
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác. Từ năm 2017 đến tháng 2/2019, 20 quốc gia báo cáo ghi nhận bệnh dịch. Tổng cộng hơn một triệu con lợn phải tiêu hủy. Tại Việt Nam ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên ngày 1/2. Đến ngày 10/3, dịch lan ra 13 tỉnh, thành phố gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Ninh Bình, Nam Định. |
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy