Triển lãm Nghệ thuật Manchester (Anh) mới đây đã trở thành tâm điểm tranh cãi của công chúng yêu hội họa và được đề cập tới trên khắp các mặt báo của Anh, sau khi họ tạm cất bức tranh bị cho là thiếu tôn trọng phụ nữ. Bức tranh chỉ đơn giản khắc họa các nữ thần khỏa thân trong thần thoại Hy Lạp cổ đại.
Việc “suy diễn” đã khiến ban quản lý triển lãm đem cất bức tranh đi vì sợ “thiếu tôn trọng phụ nữ”. Việc này đã khiến họ gặp phải những chỉ trích vì sự “cẩn thận thái quá đến… nực cười”. Mới đây, sau rất nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và trên mặt báo, Triển lãm Nghệ thuật Manchester đã đưa bức tranh trở lại trưng bày như trước.
Tác phẩm đang được nhắc tới là bức “Hylas và các nữ thần” (1896), được thực hiện bởi họa sĩ người Anh John William Waterhouse (1849-1917). Bức tranh đã được treo trở lại vị trí cũ vào cuối tuần qua. Tác phẩm khắc họa chiến binh Hylas bị quyến rũ bởi những nữ thần sông nước khi đang ra sông lấy nước.
Trước bối cảnh những vụ cáo buộc quấy rối tình dục đang khiến nhiều nhân vật danh tiếng trong nhiều nền công nghiệp giải trí lớn của thế giới gặp lao đao, Triển lãm Nghệ thuật Manchester cho rằng họ cũng cần “góp tiếng nói” thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. Nhưng chính hành động đem cất tranh của họ lại khiến dư luận phải… lên tiếng.
Bức “Hylas và các nữ thần” khắc họa một chi tiết trong câu chuyện thần thoại về “Jason và bộ lông cừu vàng”, trong đó, chiến binh Hylas - người bạn đồng hành, người tùy tùng của dũng sĩ Heracles - khi thực hiện sứ mệnh đi tìm bộ lông cừu vàng đã bị mê hoặc bởi những nữ thần sông nước tuyệt đẹp.
Trong một lần đi ra sông lấy nước, Hylas đã gặp các nữ thần, họ vây lấy anh, các nữ thần cũng bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của Hylas, một nữ thần đã đặt nụ hôn lên môi Hylas và kể từ giây phút đó Hylas biến mất không để lại dấu vết.
Việc Triển lãm Nghệ thuật Manchester cất bức “Hylas và các nữ thần” đi chỉ là một cách để họ kích thích những đối thoại của công chúng xoay quanh việc trưng bày những tác phẩm có khắc họa cơ thể phụ nữ. Vị trí treo bức “Hylas và các nữ thần” trước đó đã được để trống như một sự nhắc nhớ về việc bức tranh đang vắng mặt.
Bức tranh vốn nằm trong gian trưng bày có tên “Theo đuổi cái đẹp”. Tranh bị đem đi cất từ ngày 26/1 vừa qua và ngay lập tức đã làm dấy lên những tranh cãi từ phía công chúng và cả trên mặt báo Anh. Ngay cả những tấm thiệp có in hình bức tranh cũng bị tạm thời đem cất khỏi gian hàng bán đồ lưu niệm của triển lãm.
Đại diện phía triển lãm cho biết chính những cuộc tranh luận xoay quanh nạn quấy rối trong nền công nghiệp giải trí thời gian qua đã khiến họ đưa ra quyết định này. Nhiều chuyên gia hội họa đã lên tiếng xung quanh động thái này của triển lãm, cho rằng đây là một “tiền lệ nguy hiểm đối với những tác phẩm hội họa”.
Sau tất cả những tranh cãi đã xảy ra, giám đốc của triển lãm - bà Amanda Wallace mới đây đã vừa chia sẻ: “Khi chúng tôi cất tranh đi, chúng tôi đã hy vọng sẽ kích thích những đối thoại, và giờ đây chúng tôi đã có những đối thoại, không chỉ đến từ người dân bản địa mà còn đến từ người yêu hội họa trên khắp thế giới”.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy