Triều Tiên đã đưa chính sách vũ khí hạt nhân vào hiến pháp nước này và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc sản xuất vũ khí hạt nhân để bảo vệ quyền sinh tồn và phát triển đất nước, ngăn chặn chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: KCNA.
Theo hãng thông tấn Trung ương triều Tiên, Hội nghị nhân dân tối cao khóa 14 của Triều Tiên đã nhất trí thông qua việc sửa đổi hiến pháp sau hai ngày làm việc, đưa vĩnh viễn chính sách vũ khí hạt nhân vào luật cơ bản của nước này. Đây là động thái tiếp theo sau khi Hội nghị nhân dân tối cao pháp chế hóa chính sách vũ khí hạt nhân vào tháng 9/2022.
Hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên quy định, với tư cách là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, để bảo vệ quyền sinh tồn và phát triển đất nước, ngăn chặn chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới, thúc đẩy phát triển và nâng cấp vũ khí hạt nhân.
Trong bài phát biểu, ông Kim Jong Un nhấn mạnh, chính sách xây dựng lực lượng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã trở thành luật cơ bản lâu dài của quốc gia, không ai được phép xem thường. Cần thiết phải thúc đẩy tăng sản lượng vũ khí hạt nhân, tìm cách đa dạng hóa phương pháp tấn công hạt nhân, đồng thời triển khai lực lượng hạt nhân ở các quân chủng khác nhau.
Ông Kim Jong Un cũng lên tiếng cáo buộc liên minh quân sự giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã gây ra tình hình bất ổn trên Bán đảo Triều Tiên. Trước động thái hợp pháp hóa vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và cho biết sẽ làm việc với cộng đồng quốc tế tăng cường các biện pháp trừng phạt và gây áp lực lên Triều Tiên, kêu gọi nước này từ bỏ ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân.
Tổng thư ký nội các Nhật Bản cũng đánh giá chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là “hoàn toàn không thể chấp nhận”, việc phát triển hạt nhân và tên lửa của nước này sẽ đe dọa hòa bình, an ninh của Nhật Bản và cộng đồng quốc tế.
Ông Kim Jong Un vừa kết thúc chuyến thăm Nga vào tuần trước. Trong chuyến thăm, Triều Tiên và Nga đã đồng ý tăng cường hợp tác kinh tế và khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước. Động thái này khiến các quan chức Mỹ và Hàn Quốc lo ngại Bình Nhưỡng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nga cho các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này.
Theo phân tích của các chuyên gia, việc đưa chính sách hạt nhân vào hiến pháp là một động thái mang tính biểu tượng cho thấy Triều Tiên có ý định sở hữu lực lượng hạt nhân lâu dài và sẽ không đàm phán về vấn đề này. Chiến tranh Lạnh mới ở Đông Bắc Á và căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên sẽ gia tăng. Điều này sẽ khiến triển vọng phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Tác giả: Tuấn Đạt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy