Thanh Hóa là địa phương có vô số các lễ hội vào mùa xuân, sau dịp Tết nguyên đán, người dân có nhu cầu đi du xuân, dâng hương ở các chùa chiền với quan niệm cầu sức khỏe, may mắn, an khang cho một năm mới đến.
Hàng chục các điểm đền chùa thu hút hàng nghìn du khách tới thăm bắt đầu từ ngày mùng 1 Tết. Bên cạnh những nét đẹp truyền thống văn hóa thì tại các điểm du lịch này vẫn còn tồn tại những hình ảnh không đẹp mắt.
Trò chơi Cua - Cá bị biến tướng thành trò đánh bạc ăn tiền ở Đền Tép
Đền Tép còn được gọi là đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, tọa lạc tại làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Hàng năm, lễ hội đền Tép diễn ra ngày 8/1 âm lịch - đúng ngày mất của Trung Túc Vương Lê Lai và ngày vào ngày 21/8 âm lịch. Tại lễ hội có các hoạt động tế lễ, dâng hương diễn ra trang nghiêm và cung kính theo nghi lễ tế thần của thời Lê.
Du khách phàn nàn giá gửi xe cao so với quy định
Bên cạnh đó là hàng loạt các hoạt động tế lễ, hát chầu văn, rước kiệu diễn ra tưng bừng từ đền làng Tép đến làng Cham, xã Kiên Thọ: Biểu diễn cồng chiêng, kéo chữ, múa kiếm, bắn cung, chọi gà... Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt khách đến dâng hương, tế lễ.
Ghi nhận tại lễ hội, những trò chơi dân gian như cua - cá đã bị biến tướng thành trò “đỏ đen” ăn tiền công khai. Ngoài ra, nhiều du khách cũng phàn nàn, giá vé gửi xe do UBND xã Kiên Thọ phát hành cũng cao hơn so với quy định.
Hiện tượng “chặt chém” du khách không chỉ diễn ra ở lễ hội đền Tép nói riêng mà xảy ra ở nhiều điểm du lịch tại xứ Thanh.
Hình ảnh tại lễ hội Phủ Na, huyện Như Thanh
Tại lễ hội Phủ Na, hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ, xã Xuân Du, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), đầu năm 2018, ban quản lí di tích này đã có nhiều động thái quản lí tích cực hơn khi dẹp bỏ hầu hết các trò đỏ đen, mê tín, hay ăn xin vẫn thường diễn ra ở lễ hội những năm trước.
Tuy nhiên, hiện tượng “chặt chém” du khách vẫn còn tồn tại. Điển hình như giá vé gửi xe tại các bãi do tư nhân quản lí có giá cao gấp 3 so với giá bình thường, và cao gấp đôi so với bãi gửi xe do chính quyền xã quản lí.
Tại các hàng quán phục vụ du khách, giá thực phẩm, dịch vụ cũng đội giá cao gấp đôi so với giá thường. Chẳng hạn một lon nước ngọt ngày thường có giá 7 nghìn đồng thì được người dân bán với giá 15 – 20 nghìn đồng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy