Tin liên quan
Chính sách kiểm tỏa đối với các dân tộc thiểu số là chướng ngại lớn nhất trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia Hồi giáo. Ảnh: AFP
Tham vọng của Bắc Kinh
Là một quốc gia vô thần, Trung Quốc là nhà sản xuất và cũng là nhà tiêu thụ thịt lợn số 1 thế giới. Trong khi đó, thực phẩm này lại là thứ cấm kỵ trong thực đơn của người Hồi giáo. Bởi vậy, quốc gia Đông Á dường như không phải là một nơi phù hợp để sản xuất thức ăn cho người theo đạo Hồi, vốn theo tiêu chuẩn Halal cực kỳ nghiêm ngặt.
Tuy nhiên một số nhà đầu tư từ Malaysia lại không nghĩ như vậy, khi một đoàn doanh nghiệp của họ vừa có chuyến thăm Trung Quốc, cân nhắc khả năng đầu tư vào một dự án sản xuất thực phẩm cho người Hồi giáo được bảo trợ bởi chính quyền Bắc Kinh.
Trung Quốc từ lâu đã ‘thèm muốn’ thị trường đầy tiềm năng vốn được định giá tới 1,1 nghìn tỷ USD mỗi năm này. Dù vậy, để xâm nhập được vào ngành công nghiệp này là điều không dễ dàng. Thị phần của Trung Quốc chỉ chiếm chừng 0,1% trên thế giới, chủ yếu cung cấp cho cộng đồng người Hồi giáo ở các tỉnh phía Tây.
Nhiều năm qua, vô số bê bối liên quan tới ngành công nghiệp thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của các nhà sản xuất Trung Quốc. Và ngay cả khi chính người tiêu dùng nội địa còn không tin tưởng độ an toàn của thực phẩm trong nước, thì cái nhìn dè dặt của người Hồi giáo ngoại quốc là điều dễ hiểu.
Bởi vậy, quan điểm và hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ là tác nhân chủ yếu, quyết định thành công của Trung Quốc trong tham vọng tiến vào ngành công nghiệp này, và xa hơn nữa là nâng tầm quan hệ với các quốc gia Hồi giáo.
Mối quan hệ với các quốc gia Hồi giáo là một trong những trọng tâm dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong nhiệm kỳ của ông Tập, Bắc Kinh đã và đang khởi động đại dự án “Một vành đai – Một con đường (OBOR)”, nối miền tây nước này, đi qua một loạt quốc gia Hồi giáo Trung và Tây Á để đến châu Âu.
Giới chính trị và tài phiệt Trung Quốc muốn tận dụng tối đa cơ hội này để thúc đẩy hơn nữa, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác ở các quốc gia Hồi giáo vốn còn tương đối xa lạ với họ.
Không dễ dàng
Các tỉnh miền Tây Trung Quốc là nhà của hơn 23 triệu người Hồi giáo. Đây là thị trường chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm Hồi giáo ở quốc gia Đông Á.
Tuy vậy Bắc Kinh còn muốn nhiều hơn thế. OBOR được hoàn thành có thể giúp các nhà sản xuất Trung Quốc thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Tây và Trung Á.
Tuy nhiên vấn đề lớn nhất của các nhà sản xuất này là uy tín. Năm 2013, cảnh sát tỉnh Tây An bắt giữ 20 tấn thị lợn bị làm giả thành thịt bò, thực phẩm truyền thống của người Hồi giáo. Đây chỉ là một trong vô vàn các vụ việc tương tự xảy ra hàng năm ở Trung Quốc.
Bởi vậy, không bất ngờ khi người Hồi giáo Trung Quốc đang dần quay sang sử dụng các sản phẩm nhập khẩu. Tuy vậy điều này cũng không có gì đảm bảo bởi ngay sau đó, một số nhà sản xuất đã nhanh chóng dán nhãn nhập khẩu cho sản phẩm của họ.
Không cần phải nói rằng danh tiếng và uy tín của ngành công nghiệp thực phẩm của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng tiêu cực thế nào thế nào.
Tâm lý trên càng thêm tồi tệ khi giới chức Trung Quốc ngày càng thắt chặt kiểm soát đối với cộng đồng Hồi giáo thiểu số. Đặc biệt một số chính quyền địa phương còn cấm người theo đạo này không được ăn chay vào các dịp lễ Ramadan truyền thống.
Chính những chính quyền này lại là cơ quan cấp giấy chứng nhận sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn Halal. Bởi vậy không có gì khó hiểu khi mà chúng không có nhiều giá trị sử dụng, cả ở trong và ngoài nước.
Tại tỉnh Ninh Hạ, các nhà xuất khẩu phàn nàn rằng giấy chứng nhận của chính quyền địa phương cấp là hoàn toàn ‘vô dụng’ khi họ xúc tiến thị trường ở nước ngoài.
Về phần Malaysia, kể từ khi bắt đầu chương trình sản xuất thực phẩm cho người Hồi giáo từ những năm 1970, nước này cho tới nay đã xây dựng thành công một hệ thống tiêu chuẩn Halal áp dụng trên toàn thế giới, biến quốc gia Đông Nam Á trở thành người tiên phong trong trong ngành công nghiệp này.
Các nhà sản xuất Trung Quốc rõ ràng là muốn tiếp bước những đồng nghiệp Malaysia.
Kể từ năm 2002, Bắc Kinh đã cố gắng phát triển một hệ thống luật lệ Hồi giáo của riêng họ, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa thành công. Giới chuyên môn cho rằng Trung Quốc tốt hơn hết có thể sao chép y nguyên quy trình và tiêu chuẩn của người Malaysia, biến mình trở thành một “Foxconn” trong ngành công nghiệp này.
Mặc dù vậy, không có nhiều dấu hiệu cho thấy thế giới Hồi giáo sẽ dành nhiều thiện cảm đối với thực phẩm gắn nhãn ‘made in China’.
Ở Ninh Hạ, những nỗ lực của chính quyền tỉnh này nhằm biến đây trở thành một trung tâm du lịch cho người Hồi giáo không cho thấy nhiều hiệu quả. Họ tiêu tốn hàng trăm triệu USD xây dựng các công trình dành riêng cho người Hồi giáo. Tuy nhiên điều trớ trêu là phần lớn những du khách tới đây lại là người châu Âu.
Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy