Tin liên quan
“Phản ứng nhanh” của NHNN
Trước “nước cờ” quyết liệt của NHTW Trung Quốc (PBoC) trong việc phá giá kỷ lục đồng Nhân dân tệ (RMB), một động thái được cho là sẽ gây nhiều bất lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiều muộn hôm qua (11/8/2015), trên vai trò là cơ quan nắm giữ mạch máu kinh tế, điều tiết thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã ngay lập tức đưa ra những phản ứng đầu tiên.
SBV đã ngay lập tức phản ứng trước động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của PBoC
Cụ thể, theo Quyết định số 1595/QĐ-NHNN vừa được Thống đốc NHNN ký ban hành, cơ quan điều hành đã quyết định nới rộng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2% (áp dụng từ ngày 12/8/2015). Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, tỷ giá trần là 22.106 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.240 VND/USD.
Như vậy, “khoảng sân” cho ngoại tệ, trước mắt, đã ít nhiều cơi nới; sức ép cho tỷ giá cũng tạm thời được “pha loãng”, dù SBV vẫn chưa phải phá giá VND.
Trao đổi nhanh với phóng viên ANTT.VN, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá: “Trước hành động của PBoC thì việc NHNN quyết định nới biên độ tỷ giá thêm 1% là một bước đi thích hợp và tương đối dễ hiểu. Còn phải làm gì nữa không thì thì phải căn cứ vào tín hiệu thị trường và chờ đợi những động thái tiếp theo”.
“Bởi bàn cờ, họ đang đi nhiều nước”
Đồng tình ý kiến vị chuyên gia CIEM, TS. Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho rằng NHNN đã phản ứng kịp thời và hợp lý.
Với tư cách là một quốc gia láng giềng, một đối tác thương mại quan trọng, đặc biệt lại chịu nhập siêu lớn của Trung Quốc thì việc Bắc Kinh phá giá đồng tiền sẽ đe dọa đến cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam - TS. Phước nhận định và khuyến nghị, cần phải tiếp tục theo dõi sát và tìm kiếm thêm nhiều giải pháp nữa.
“Nhưng, cũng chưa thể đoán trước được điều gì, bởi bàn cờ, họ (TQ) đang đi nhiều nước”, ông bình luận.
TS. Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch UBGSTCQG
Trước việc sáng hôm nay (12/8), NHTW Trung Quốc lại thêm một lần nữa điều chỉnh tăng tỷ giá tham chiếu chính thức của RMB với USD thêm 1,6%, TS. Trương Văn Phước cho rằng điều đó phản ánh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đổi mặt với nhiều vấn đề “của riêng họ” sau hai thập kỷ tăng trưởng nóng. Mà biểu hiện đầu tiên là sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, kế đến là việc suy giảm tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra, liên quan đến chiến lược tỷ giá mà Trung Quốc lựa chọn, còn có một yếu tố khác cần phải xem xét đến. Đó là tham vọng của Bắc Kinh trong việc đưa đồng tiền nhân dân tệ của họ vào rổ các đồng tiền dự trữ có Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Cụ thể, để đưa RMB vào SDR hay nói các khác là “quốc tế hóa” đồng nhân dân tệ, từ tháng 7/2005, dưới áp lực của thế giới và các nước phương Tây, Trung Quốc đã nhượng bộ và chấp nhận để cho RMB chịu tác động của thị trường và thả đồng tệ lên khoảng 30% cho đến bây giờ.
“Thế cho nên bây giờ, thế giới họ cũng đang xem xét xem Trung Quốc họ muốn gì đây (?). Một mặt, Trung Quốc đang cố gắng thể hiện việc linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá hối đoái theo các quy luật của thị trường; một mặt họ cũng lại muốn duy trì được tốc độ tăng trưởng. Do đó, chúng ta cũng cần phải chờ xem những diễn biến trên thị trường thế giới và ứng xử của phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Mỹ, Eurozone, và các cường quốc khác trước động thái vừa rồi của PBoC”, TS. Phước phân tích.
Theo vị chuyên gia nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) này, xét cho cùng, tỷ giá nhân dân tệ cũng chỉ là một trong số nhiều công cụ mà Trung Quốc đang áp dụng để hướng tới mục tiêu nhiều mặt của mình.
Ông nhận định: “Trung Quốc đang phát đi một thông tin rất chính thống là họ hạ giá đồng tiền để duy trì tăng trưởng và hỗ trợ xuất khẩu. Song, đó chỉ là điều mà họ nói, còn chúng ta cần phải xem xét, xem sau những lời tuyên bố của họ đâu mới là động cơ, động lực chính. Nhưng cho dù là động cơ, động lực gì thì việc đồng nhân dân tệ mất giá cũng sẽ làm cho sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc trên thị trường thế giới thêm phần gia tăng”.
Ninh Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy