Tin liên quan
Từ lâu, chi phí cho xe công, tiệc chiêu đãi và công du nước ngoài đã được coi là nguồn tham nhũng, lãng phí chính với ngân sách của Trung Quốc. Vấn đề này đặc biệt được quan tâm vài năm gần đây, do số tiền bỏ ra quá lớn. Trong tổng chi phí cho 3 hoạt động trên, thường xe công chiếm tới 60%.
Năm 2011, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết Chính phủ nước này cấp ngân sách 5,92 tỷ NDT (914,9 triệu USD) cho việc mua và bảo dưỡng xe công. Con số này thấp hơn 250 triệu NDT so với năm trước đó.
Đến năm 2013, 38 cơ quan Chính phủ và gần 390 tổ chức có liên quan tại Trung Quốc chi 4,2 tỷ NDT cho xe công, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc cho biết. Một quan chức cấp tỉnh tại vùng tự trị Ningxia Hui còn cho hay trên China Daily rằng năm 2013, lái xe của ông thi thoảng còn dùng xe công cho việc riêng. Và ông cũng thường mắt nhắm mắt mở cho qua.
"Khoảng một phần ba số công việc là mục đích công cộng, một phần ba là việc riêng của quan chức, và còn lại là việc riêng của lái xe", ông này cho biết.
Lô xe công đầu tiên của Trung Quốc được đem bán hồi đầu năm. Ảnh: People
Vì vậy, những năm gần đây, Bắc Kinh liên tục có các động thái thắt chặt quản lý xe công. Năm 2013, họ thúc giục các cơ quan Chính phủ mua xe thương hiệu trong nước, xe tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời giảm các ưu đãi liên quan đến ôtô với lãnh đạo cấp cao, kể cả quan chức quân đội, Wall Street Journal cho biết.
Cuộc kiểm toán hàng năm hồi tháng 6 cho thấy chi tiêu cho xe công của Chính phủ Trung Quốc đã giảm đáng kể năm ngoái, nhờ các biện pháp thắt chặt. Theo đó, họ đã chi 3,6 tỷ NDT (567 triệu USD) cho việc mua và bảo dưỡng xe công. 3 cơ quan được cấp ngân sách lớn nhất cho xe công là Cơ quan Thuế (1,36 tỷ NDT), Tổng cục Thống kê (449 triệu NDT) và Cơ quan Quản lý chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch (269 triệu NDT).
Tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc cũng công bố quy định cải tổ xe công. Theo đó, cấp Trung ương phải hoàn thành việc cải tổ cuối năm ngoái. Hạn chót với các chính quyền địa phương là cuối năm nay. Còn các cơ quan công khác, như công ty nhà nước hay tổ chức khác, sẽ phải hoàn thành trong 1 - 2 năm tới.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn, xe công sẽ chỉ được dùng cho các hoạt động đặc biệt, như tình báo hay các trường hợp khẩn cấp, thay vì công việc bình thường trong Chính phủ. Số xe có tài xế riêng cũng được yêu cầu giảm bớt. Quan chức Chính phủ sẽ được nhận trợ cấp đi lại hàng tháng là 1.300 NDT (209 USD), 800 NDT và 500 NDT tùy từng cấp bậc. Họ cũng phải sắp xếp lại công việc phù hợp cho lái xe hoặc đội ngũ nhân viên bị ảnh hưởng vì việc này.
Hơn 3.800 xe công của Trung Quốc đã bị đem bán đấu giá từ năm ngoái. Ảnh: People
Những chiếc xe không sử dụng đến sẽ được mang đấu giá, số tiền thu được sẽ bổ sung vào ngân sách nhà nước. Ông Lian Weiliang – Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế Trung Quốc (NDRC) cho biết nguyên tắc cốt lõi của đợt cải tổ này là tiết kiệm.
Giới chức Trung Quốc chưa bao giờ liệt kê tổng số xe công. Nhưng giữa năm ngoái, Ye Qing – Phó giám đốc Cơ quan thống kê Hồ Bắc ước tính con số này vào khoảng hơn 2 triệu ôtô trên cả nước. Yan Jirong - Giáo sư Đại học Bắc Kinh thì nhận xét việc cải tổ cho thấy quyết tâm của giới lãnh đạo nhằm tiết kiệm chi tiêu và chống tham nhũng.
Đầu năm nay, lô xe công đầu tiên đã được mang đi đấu giá với hơn 300 chiếc xe sang loại 4 chỗ, chủ yếu là Audi của Volkswagen. Toàn bộ quá trình được giám sát bởi cơ quan kiểm toán, cơ quan kiểm tra và toàn bộ người dân.
Đến tháng 9, ông Lian Weiliang cho biết việc cải tổ xe công đã cơ bản hoàn thành. Đến nay, 140 cơ quan Chính phủ đã cải tổ xong, với hơn 3.800 xe công (tương đương 60% số xe của cấp Trung ương) đã được đem đấu giá. Hơn 2.000 lái xe và nhân viên khác cũng đã được điều chuyển công việc.
"Mỗi thành phố đều đã có kế hoạch cải tổ. Tuy nhiên, với những vùng xa xôi, giao thông nghèo nàn, việc này sẽ được điều chỉnh theo tình hình thực tế", Lian cho biết. Ông cũng rất tự tin rằng kế hoạch cải tổ tại cấp chính quyền địa phương sẽ hoàn thành vào cuối năm.
Dù vậy, giới truyền thông Trung Quốc vẫn tỏ ra nghi ngờ về việc này. Beijing News cho biết mới có 5 trên 30 tỉnh công bố kế hoạch cải tổ, và chỉ vài tỉnh là bắt đầu thực hiện. Khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hết năm, khả năng các tỉnh này không kịp hạn chót là rất cao.
Procurational Daily cũng cho rằng biện pháp này chưa triệt để nếu không đi kèm các chiến dịch chống tham nhũng liên tục. Quan chức Trung Quốc vẫn có thể mua xe bằng tiền thuế của người dân nếu cuộc chiến chống tham nhũng hạ nhiệt. Vì vậy, họ đề nghị phải có các cơ chế và quy định cứng rắn hơn để đảm bảo việc cải tổ xe công có hiệu quả trong dài hạn.
Theo Hà Thu/VnExpress
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy