Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ
ANTT.VN - Câu hỏi được đặt ra liệu NHTW Trung Quốc PBOC có đổ thêm hàng trăm tỉ đô la vào hệ thống ngân hàng để cứu rỗi tăng trưởng. Và nếu như vậy, những nỗ lực cải cách nền kinh tế Trung Quốc liệu còn ý nghĩa gì không?
Tin liên quan
Trong 24 năm qua, chưa có lúc nào nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng chậm đến như vậy. Những số liệu kinh tế năm 2014 đã cho thấy điều đó, khi thị trường bất động sản đóng băng và các công ty cùng với chính quyền địa phương phải vật lộn với vũng bùn nợ tồn tồn động. Bắc Kinh đã phải hứng chịu những áp lực nặng nề góp phần kéo tụt mức tăng trưởng.
Theo CNN, trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm, gia nhập hàng ngũ những nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng.Tuy nhiên điều này đã chững lại trong năm qua
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tăng 7,4% năm 2014 so với mục tiêu 7,5% thì Trung Quốc đã trượt mất 0,1%. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1990 khi quốc gia này phải gắng chịu lệnh trừng phạt. Năm ngoái, Trung Quốc đạt 7,7% tăng trưởng.
Tháng 11 năm ngoái, NHTW Trung Quốc đã có động thái cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 2 năm và chính phủ nước này cũng đẩy mạnh tiến trình phê duyệt các dự án cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế.
Lực cầu bên ngoài khá mạnh nhờ đà phục hồi của kinh tế Mỹ cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nước này chuyển từ mô hình chú trọng đầu tư sang lấy tiêu dùng làm động lực tăng trưởng.
Tháng trước, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán lẻ tăng trưởng 11,9% trong khi đầu tư tài sản cố định tăng trưởng 15,7% trong toàn năm 2014. Các chỉ số này đều cao hơn so với dự báo.
Câu hỏi được đặt ra liệu NHTW Trung Quốc PBOC có đổ thêm hàng trăm tỉ đô la vào hệ thống ngân hàng để cứu rỗi tăng trưởng. Và nếu như vậy, những nỗ lực cải cách nền kinh tế Trung Quốc liệu còn ý nghĩa gì không?
Trong nhiều thập kỷ qua, quốc gia này đã phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và bất động sản. Nền kinh tế thiên nhiều về xuất khẩu hơn là tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc đang nỗ lực cải cách nền kinh tế bất cân xứng. Theo một chuyên gia, sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể trở thành cơ hội cho sự phục hồi của tăng trưởng toàn cầu.
Tú Anh (theo Bloomberg/CNN)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy