Lựa chọn ngành nghề hoặc trường đại học, cao đẳng luôn là bài toán khó với nhiều bạn học sinh lớp 12. Câu hỏi ấy lại được đặt ra khi các bạn chuẩn bị thay đổi nguyện vọng.
Để giúp thí sinh lựa chọn được ngành học phù hợp, GS. John Vũ đã đưa ra những điều thí sinh cần biết.
Cụ thể bài viết:
“Nhiều học sinh vào đại học và hy vọng có nghề nghiệp tốt nhưng sau khi tốt nghiệp lại không thể tìm được việc làm vì bằng cấp không có giá trị trong thị trường cạnh tranh này.
Giáo dục đại học là bản chất để xây dựng nghề nghiệp tốt nếu học sinh biết cách chọn lĩnh vực học tập sánh đúng với mối quan tâm của họ và nhu cầu của thị trường.
Trước khi lựa chọn lĩnh vực học tập ở đại học, học sinh cần nhìn kỹ vào thị trường việc làm để nhận diện những lĩnh vực nào được cần và kỹ năng nào có nhu cầu cao.
Vấn đề là nhiều học sinh không cẩn thận trong việc chọn học cái gì mà chọn “khu vực lý tưởng” thay vì thực tế.
Nhiều học sinh không dành thời gian để làm nghiên cứu cho nghề nghiệp của họ mà đi theo lời khuyên mơ hồ kiểu như “làm điều bạn thích rồi mọi thứ sẽ là tốt”.
Nhiều học sinh THPT không biết thích gì và không thích gì, nhiều người chưa đủ chín chắn để làm quyết định đúng.
Nhiều học sinh THPT không nhận được lời khuyên đúng về chọn lựa nghề nghiệp, cho nên, các em chỉ lấy bất kỳ cái gì mà bản thân cho là hợp lý chỉ để có được bằng cấp thay vì lập kế hoạch cẩn thận cho nghề nghiệp tương lai của họ.
Về căn bản, nghề nghiệp là cách diễn đạt của nhân cách và mối quan tâm của các em. Nhưng bao nhiêu học sinh trung học biết mối quan tâm của mình là gì? Một số người tin rằng nếu bản thân giỏi trong các môn nào đó ở trung học thì sẽ quan tâm tới lĩnh vực đó, cho nên, mối quan tâm này dựa trên điều họ là giỏi thay vì suy nghĩ kỹ lưỡng về nhân cách của họ.
Nhiều em cũng đi theo bạn bè khi chọn lựa lĩnh vực học tập ở đại học thay vì lập bản kế hoạch nghề nghiệp riêng.
Điều quan trọng với học sinh là hiểu nhiều hơn về bản thân, về mối quan tâm riêng của mình để xem làm sao có thể đặt mối quan hệ với con đường nghề nghiệp.
Học sinh phải hiểu rằng việc lựa chọn lĩnh vực học tập ở đại học là không ngẫu nhiên, không về may mắn mà là đầu tư chính về thời gian, sự nỗ lực và sự hỗ trợ tài chính của gia đình.
Khi vào đại học, các em là người lớn và phải có chọn lựa riêng - điều hình thành nên con đường dẫn các em tới điều bản thân muốn làm cho tương lai.
Các em có thể có được nghề nghiệp rất tốt bằng việc có giáo dục đúng tại trường đúng. Có bằng cấp đúng cũng bắt đầu cho các em trên con đường đúng để thăng tiến nghề nghiệp.
Do đó, học sinh phải nghĩ cẩn thận về lĩnh vực nào cần học và mức độ nào sẽ cần thăng tiến trong nghề nghiệp.
Một khi các em có khả năng vào trong lĩnh vực quan tâm, xem xét liệu có cần tiếp tục giáo dục cho bằng cấp chuyên sâu (thạc sĩ hay tiến sĩ) để chuyển sang vị trí cao hơn?
Học sinh cần hiểu rằng, không ai có thể cho mình việc làm nhưng bản thân phải kiếm được nó vì các em sẽ cần làm việc chăm chỉ và quyết tâm để tới nơi muốn tới.
Chẳng hạn, nếu các em muốn là người quản lý mức cao một ngày nào đó thì phải nghĩ về trách nhiệm của việc làm đặc thù đó; kiểu kinh nghiệm và kỹ năng cần để hoàn thành chúng.
Con đường trở thành quản lý cấp cao có thể bao gồm các việc làm như người lãnh đạo tổ, người quản lý dự án, người quản lý dịch vụ và người quản lý cấp trung.
Nếu muốn là nhà khoa học hàng đầu, học sinh phải nghĩ về trách nhiệm của việc làm đặc thù đó và kiểu kỹ năng cần để hoàn thành chúng.
Việc của nhà khoa học là nghiên cứu, làm việc bên trong tổ các nhà khoa học để thăm dò, khám phá, nhận diện và tìm ra giải pháp hay đột phá trong lĩnh vực khoa học.
Để làm điều đó, học sinh phải tiếp tục giáo dục tới bằng cấp cao nhất, phần lớn là tiến sĩ dưới những giáo sư nổi tiếng, ở đại học hàng đầu. Điều này giúp các em có được việc làm nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu để làm việc trên nghiên cứu khoa học nào đó.
Nếu học sinh muốn là nhà doanh nghiệp một ngày nào đó, họ phải nghĩ về tri thức và kỹ năng mà họ phải có trong các khu vực đặc thù mà họ muốn thăm dò.
Nhà doanh nghiệp cần có cả tri thức miền và kỹ năng doanh nghiệp để thành công. Chính họ phải có mục đích tham vọng và nghiên cứu cẩn thận thị trường về các cơ hội và biết cách nắm lấy chúng trước những người khác. Điều quan trọng là họ lập kế hoạch các bước cần thiết để đi tới đó.
Ngày nay, giáo dục đại học là điều bản chất trong thị trường cạnh tranh toàn cầu này. Học sinh phải có nền tảng mạnh để xây dựng nghề nghiệp nhưng vấn đề là chọn lĩnh vực học tập thích hợp.
Có bản kế hoạch nghề nghiệp là bước đầu tiên mà mọi học sinh trung học đều phải có trước khi vào đại học.
Theo VTC News
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy