Sáng 15/5, ông Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa và ông Lê Công Ngân, Trưởng thôn Hạnh Phúc, cùng các cán bộ xã đã đến nhà xin lỗi người dân về việc vận động các hộ dân ký đơn không nhận tiền hỗ trợ.
Ông Lê Đình Ngân cho biết: “Tôi đã đên trao đổi với các gia đình, Nhà nước đang chống chọi với đại dịch rất khó khăn, các gia đình có đồng ý ủng hộ Nhà nước hay không. Nếu ủng hộ thì ký vào đơn, còn không thì thôi. Tôi không hề ép buộc hay dọa nạt”.
Thôn Hạnh Phúc có 17 hộ nghèo, 76 hộ cận nghèo. Ông đã vận động được 21 hộ cận nghèo ký vào đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ. Tuy nhiên, sau đó nhiều người đã đến xin rút lại đơn, chỉ còn lại 7 lá đơn tự nguyện ủng hộ.
Gia đình bà Nguyễn Thị Luyện (48 tuổi) thuộc diện cận nghèo, không nghề nghiệp ổn định. Bà Luyện làm nghề hấp cá thuê cho một xưởng ở địa phương, còn chồng làm phụ hồ.
Thời gian trước, bà Luyện phải nghỉ làm do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh phí sinh hoạt 5 khẩu trong gia đình phụ thuộc vào chồng.
“Khi nghe tin gia đình sẽ được Chính phủ hỗ trợ 3,75 triệu đồng, tôi rất phấn khởi vì có một khoản trang trải cuộc sống. Thế nhưng, vào ngày 9/5, trưởng thôn nói không nhận tiền để ủng hộ Chính phủ thì tôi ký đơn thôi chứ không đọc nội dung tờ đơn nói gì”, bà Luyện nói.
Tuy nhiên, đến ngày 12/5, bà lại được trưởng thôn đến nhà thông báo đi nhận tiền bình thường. Theo lịch, bà sẽ được phát tiền vào ngày 17/5.
Bà Luyện cho biết bản thân đã ký nhưng không đọc nội dung viết trong đơn.
Theo ông Ngân, mẫu đơn in sẵn là do ông tự soạn thảo mà không báo cáo với xã.
“Vì thấy nhiều nơi cũng đã ủng hộ Nhà nước bằng cách đó. Tôi nghĩ đơn giản là cứ đi trước một bước. Đến lúc cấp trên có chỉ đạo thì cũng có sẵn danh sách rồi”, ông nói.
Ngày 12/5, khi biết Nhà nước không có chủ trương trên, ông Ngân đã tự hủy bỏ những lá đơn đó và thông báo lại cho các hộ dân đi nhận tiền đầy đủ.
“Tôi xin lỗi các hộ dân. Vì trình độ hạn chế nên tôi mới làm như vậy. Nếu cấp trên kỉ luật, đuổi việc thì tôi cũng sẵn sàng”, ông quả quyết.
Ông Ngân (áo sơ mi trắng) thừa nhận đã đến nhà vận động người dân ký đơn không nhận tiền hỗ trợ
Trao đổi về vụ việc, ông Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh khẳng định:“Chúng tôi không hề có chủ trương, chỉ đạo cơ sở vận động hay ép buộc người dân không nhận tiền hỗ trợ. Những mẫu đơn soạn sẵn không phải là của xã mà là do thôn tự soạn. Hiện tại toàn xã có 13 lá đơn (57 khẩu) do người dân tự viết tay tự nguyện không nhận hỗ trợ”.
Hiện toàn xã này có 7000 khẩu thuộc đối tượng thụ hưởng. Qua kiểm tra, ngoài thôn Hạnh Phúc, còn phát hiện thấy các thôn Hồng Phong, Đồng Minh có tình trạng vận động người dân không nhận hỗ trợ.
“Tôi đã yêu cầu các thôn hủy bỏ đơn và trưởng thôn phải báo cáo, giải trình về việc này”, ông Phương nói.
Đến nay, huyện Tĩnh Gia có 1.500 khẩu tự nguyện ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, xác nhận đã nhận được thông tin cán bộ thôn vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ ở xã Hải Ninh. “Hiện đang giao cho các phòng chức năng xác minh thực hư sự việc. Xã, thôn nào làm thế là trái quy định, trái ý kiến chỉ đạo”, ông Dũng khẳng định.
Chiều 15/5, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có công văn chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH tỉnh kiểm tra tình trạng vận động nhân dân không nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ ở huyện Tĩnh Gia.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy