Tin liên quan
“Thị trường hóa” giá mua nợ xấu cho VAMC
Đó là một nội dung quan trọng được quy định trong Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nghị định mới vừa được Chính phủ ban hành và được áp dụng từ ngày 5/4.
Từ mai (5/4) giá mua nợ xấu sẽ do thị trường quyết định
Theo Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, việc phát hành trái phiếu của VAMC không phải áp dụng quy định về nguyên tắc, điều kiện phát hành, hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và không áp dụng quy định về nguyên tắc huy động vốn theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Để mua nợ, VAMC được phát hành trái phiếu theo 4 phương thức: đấu thầu phát hành; bảo lãnh phát hành; đại lý phát hành; bán trực tiếp.
Trái phiếu của VAMC do tổ chức tín dụng nắm giữ được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc phát hành trái phiếu của VAMC.
“Gỡ khó” cho công tác xử lý TSĐB
Nghị định mới cũng “mở lối” cho những vướng mắc xung quanh vấn để xử lý các khoản tài sản đảm bảo liên quan đến nợ xấu.
Cụ thể, theo quy định cũ tại Nghị định 53 về việc xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua, trường hợp không có thỏa thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua các phương thức bán đấu giá: Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; công ty quản lý tài sản bán đấu giá. Đồng thời, VAMC lựa chọn, quyết định phương thức bán tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.
Tuy nhiên, kể từ 5/4/2015, Nghị định 34 sẽ mang đến một bổ sung quan trọng: Sau 1 lần bán đấu giá tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo quy định nêu trên không thành thì VAMC được tiếp tục bán tài sản đó thông qua phương thức bán đấu giá hoặc bán tài sản đó trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp với bên mua, đồng thời thông báo cho bên bảo đảm biết.
Đồng thời, văn bản mới này cũng quy định rõ 3 trường hợp được coi là bán đấu giá không thành, bao gồm: 1- Không có người tham gia đấu giá; 2- Không có người trả giá tại cuộc bán đấu giá; 3- Các trường hợp bán đấu giá không thành khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Quốc Hùng - chủ tịch VAMC - cho biết kế hoạch mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt chắc chắn hoàn thành được. Riêng việc mua nợ xấu theo giá thị trường sẽ tạo cơ chế giúp cho quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh và thuận lợi hơn.
Do đó, không loại trừ sẽ có những khoản nợ xấu chỉ được trả bằng 20-25%, thậm chí 10% giá trị sổ sách mà thôi.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy