Dòng sự kiện:
Tương lai 'ảm đạm' của dự án nghìn tỷ trung tâm điều hành Vicem
19/08/2018 06:00:27
Bị ngưng thi công từ năm, trong khi chủ đầu tư không còn mặn mà với việc hoàn thiện, dự án Trung tâm điều hành nghìn tỷ đang có một tương lai vô cùng ảm đạm.

Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có thiết kế 1 tòa tháp với 31 tầng nổi và 4 tầng hầm. Diện tích đất được xây dựng là 8.476m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 80.000m2. Đơn vị thiết kế dự án là KSP Juergen Engel Architekten; đơn vị giám sát là Bureau Veritas; nhà thầu chính là Phục Hưng Holdings.

Dự án được khởi công vào tháng 5/2011, dự kiến quý II/2014 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án đã bị giãn tiến độ cho đến hiện nay.

Được khởi công từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành năm 2014, tuy nhiên đến nay dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) vẫn chưa thể hoàn thành.

Một trong những nội dung quan trọng của Kết luận là vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty, đặc biệt là dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (nằm tại Lô 10E6, - Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Dự án này có tổng mức đầu tư ban đầu là 1.952 tỷ đồng, sau tăng lên 2.743 tỷ đồng (tức tăng thêm gần 800 tỷ đồng). Mục đích triển khai là xây dựng trụ sở điều hành cho Vicem kết hợp với cho thuê văn phòng thương mại.

Tính đến ngày 30/6/2017, giá trị nghiệm thu dự án là gần 1.200 tỷ đồng, giá trị thanh toán là trên 1.200 tỷ đồng (do ứng trước tiền theo hợp đồng nhưng khối lượng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán).

Hiện tại, dự án mới chỉ xong thô về cơ bản. Được biết dự án đã gần như ngưng tiến độ từ năm 2015. Nguyên nhân là từ năm này Vicem đã có chủ trương chuyển nhượng dự án cho đối tượng khác nên chỉ thực hiện những gói thầu đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng thi công.

Trước đó, ngày 20/3/2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo việc chuyển nhượng dự án.

Nguyên nhân của việc chuyển nhượng, theo báo cáo của Vicem, là do trong khi lập, phê duyệt dự án đã không đánh giá đúng giá cho thuê văn phòng thị trường Hà Nội (giá thuê lập 45-50 USD/tháng nhưng giá tham khảo cùng thời điểm chỉ 28 USD/tháng). Do đó, nếu dự án tiếp tục thực hiện sẽ không đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, theo chủ trương của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Do đó, nếu dự án tiếp tục thực hiện sẽ không đảm bảo hiệu quả đầu tư. Mặt khác, theo chủ trương của Chính phủ, việc đầu tư ra ngoài ngành doanh nghiệp phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, và DNNN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, từ năm 2015, Vicem đã xúc tiến và báo cáo Bộ Xây dựng xin chuyển nhượng dự án.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận lại được về hiện trạng thực tế của dự án:

Hiện trạng dự án cỏ mọc um tùm

Bên ngoài dự án quây tôn kín trong nhiều năm

Dự án đang bị bỏ hoang mặc cho sự phát triển như vũ bão của các dự án xung quanh

Trước tình trạng đất vàng “đắp chiếu” gây lãng phí nhiều năm, tháng 8/2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp với các Phó Chủ tịch, lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan về tình hình triển khai 23 dự án xây dựng tại khu vực quy hoạch trụ sở các Tổng Công ty trên địa bàn quận Cầu giấy.

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch TP, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã làm việc với hầu hết các đơn vị được quy hoạch giao đất xây dựng trụ sở và ban hành nhiều văn bản đốc thúc các đơn vị này có báo cáo về việc triển khai dự án. 

Bên cạnh đó, UBND quận Cầu Giấy đã nhiều lần có văn bản yêu cầu các Tổng Công ty được giao đất chấm dứt hợp đồng với các đơn vị thuê mặt bằng tại các ô đất, UBND phường Yên Hòa và các đơn vị chức năng phối hợp xử lý vi phạm trả lại nguyên trạng, bàn giao mặt bằng cho đơn vị quản lý nhưng đến nay mọi thứ vẫn bế tắc.

 Quang Hưng

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến