Tin liên quan
Theo báo An ninh thủ đô, tiến hành xét xử, Tòa án Hà Nội làm rõ, năm 1998, Trương Thị Yến (tức Trương Thị Hải Yến) đứng ra thành lập Trường Tiểu học dân lập Phương Nam.
Sau ít năm hoạt động ở loại hình đào tạo tiểu học, rồi trung học cơ sở, năm 2013, bà Yến tiếp tục nâng cấp và mở rộng đào tạo thêm cả bậc THPT. Cũng kể từ thời điểm đó, trường học tư thục do Yến lập ra được đổi tên thành Trường THPT Phương Nam (gọi tắt là Trường Phương Nam).
Mở ra cơ sở đào tạo này, Yến giữ vai trò cổ đông sáng lập, giữ chức Phó hiệu trưởng điều hành, Chủ tịch HĐQT, chủ tài khoản và là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Song hành với cơ sở đào tạo trên, năm 2008, Yến còn thành lập Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo Phương Nam và giữ chức giám đốc. Vậy nhưng công ty của Yến không hề có bất cứ một hoạt động kinh doanh gì, ngoài mục đích tạo niềm tin để dễ bề huy động vốn.
Cũng theo lời khai của bị cáo cùng hồ sơ vụ án, trong một thời gian dài Trường Phương Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Yến không hề kê khai và nộp thuế đối với Nhà nước. Lý do bởi bị cáo thiếu hiểu biết về pháp luật thuế và cơ quan quản lý Nhà nước chưa cấp mã số thuế cho cơ sở đào tạo này.
Vì thế, quá trình điều tra, cơ quan công an đã kiến nghị cơ quan quản lý thuế truy thu các khoản thuế mà Trường Phương Nam chưa nộp trong các năm 2004, 2005 và 2006. Ngoài ra, cơ quan thuế còn xử phạt cơ sở đào tạo tư thục này số tiền đúng bằng số thuế phải truy nộp.
Cựu Phó hiệu trưởng Trường Phương Nam không thừa nhận hành vi trốn thuế và đổ lỗi cho kế toán. (Ảnh: Tiền phong)
Từ năm 2007, Trường Phương Nam được Cục thuế Hà Nội cấp mã số thuế, đồng thời được yêu cầu phải lập sổ sách theo dõi mọi khoản thu, chi và nộp thuế đối với Nhà nước. Tuy nhiên, với tư cách là chủ trường thực sự và đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Yến chỉ đạo bộ phận kế toán, nhân viên của trường trốn tránh nghĩa vụ theo quy định.
Theo đó, từ năm 2007 đến 2010, Trường Phương Nam vẫn tiếp tục cho nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội thuê mướn hội trường, lớp học và đã thu về số tiền hàng chục tỷ đồng. Vậy nhưng lấy lý do thu chưa đủ chi nên Yến không chấp nhận đề nghị của kế toán về việc kê khai, nộp thuế GTGT cũng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cụ thể, năm 2007, Trường Phương Nam trốn 81,8 triệu đồng thuế GTGT và hơn 114 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm tiếp theo, Yến tiếp tục trốn hơn 96 triệu đồng tiền thuế cho cả hai khoản và trong năm 2009, 2010, Trường Phương Nam trốn thêm hơn 720 triệu đồng tiền thuế nữa. Tổng cộng, cơ sở đào tạo tư thục của Yến trốn hơn 1 tỷ đồng tiền thuế đối với Nhà nước.
Tương tự giai đoạn điều tra, tại tòa, cựu Phó hiệu trưởng Trường Phương Nam không thừa nhận hành vi trốn thuế, đồng thời tiếp tục đổ lỗi cho bộ phận kế toán của trường không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cùng lời khai của những người liên quan, Tòa án Hà Nội khẳng định Trương Thị Yến đã phạm vào tội danh như truy tố và đã áp dụng mức hình phạt tù nêu trên.
Được biết, cựu Phó hiệu trưởng Trường Phương Nam – Trương Thị yến hiện vẫn đang là bị can trong một vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền chiếm đoạt nhiều tỷ đồng bằng hình thức mua bán cổ phần, cổ phiếu và góp vốn gian dối gắn với Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo Phương Nam.
Nên đọc
PV (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy