Thông tin về tình hình hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong năm 2019, ông Đinh Việt Tùng, Phó tổng giám đốc SCIC cho biết doanh thu cả năm của SCIC dự kiến đạt 6.700 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch đề ra; lợi nhuận ước đạt 6.107 tỷ đồng, tương ứng 123% kế hoạch.
Năm 2019, SCIC đã tiếp nhận 13 doanh nghiệp với số vốn nhà nước là 7.160 tỷ đồng.
“Luỹ kế từ khi thành lập đến nay, SCIC đã tiếp nhận 1.468 doanh nghiệp nhà nước; hiện, còn nắm giữ 148 doanh nghiệp có vốn nhà nước”, ông Đinh Việt Tùng cho biết.
Ông Đinh Việt Tùng
Trong cả năm 2019, tỷ lệ bán vốn nhà nước của SCIC chỉ đạt khoảng 17% kế hoạch mà SCIC đề ra. Ông Tùng cho biết có rất nhiều lý do khiến bức tranh thoái vốn nhà nước trong năm qua không tươi sáng: “Chúng tôi đã nói nhiều về vướng mắc của SCIC, trong đó vướng mắc nhất là định giá doanh nghiệp”.
Theo ông Tùng, khi thiết kế chính sách, nhà quản lý nhắm tới mục tiêu mang lại giá trị cao nhất cho nhà nước khi thoái vốn nên một số điều khoản đưa ra tương đối chặt chẽ, thậm chí khó khả thi. Ông Đinh Việt Tùng lấy ví dụ: “Vấn đề định giá cái giá trị lịch sử văn hoá của doanh nghiệp là hơi máy móc”.
"Có doanh nghiệp chúng tôi mới đầu tư 2-3 năm thì làm sao có giá trị lịch sử văn hoá. Tuy nhiên, quy định vẫn yêu cầu tính 1% lịch sử văn hoá vào giá trị doanh nghiệp”, Phó tổng giám đốc SCIC nói.
Một điểm bất cập khác là vấn đề đất đai. Hiện nay, đơn vị định giá tính toán bằng cách lấy toàn bộ giá trị thời gian còn lại được thuê đất nhân với chênh lệch giá thuê, dẫn đến giá trị doanh nghiệp tăng nhiều.
Đơn cử như lần đầu giá cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, SCIC đầu tư giá 11.200 đồng/cp và bán 11.800 đồng/cp không thành công. Nhưng khi tính định giá lại theo Quyết định 32, giá lên 23.000 đồng/cp. “Bán chắc chắn không thành công nhưng vẫn phải làm”, ông Tùng cho hay.
Cửa sáng hiện nay là Bộ Tài chính đang làm việc với các bên liên quan lấy ý kiến sửa Nghị định 32, theo đó dự thảo mới sẽ tháo gỡ được rất nhiều vấn đề định giá, như lợi thế giá trị lịch sử văn hoá tạm tính 1% sẽ được loại bỏ; lợi thế quyền sử dụng đất sẽ được tiếp cận sát với Luật đất đai, lấy tối đa thời hạn 5 năm để tính lợi thế chứ không tính toàn bộ thời gian được thuê đất còn lại, làm giá trị doanh nghiệp gần sát với giá trị thực tế hơn. Theo ông Tùng, năm 2020 bức tranh thoái vốn sẽ khởi sắc hơn 2019 rất nhiều.
Với SCIC, vai trò của TTCK là cực kỳ quan trọng. Ông Tùng cho biết chỉ những doanh nghiệp chưa niêm yết có giá trị dưới 10 tỷ mới chào bán ngoài sàn, còn lại đều bán thông qua các sàn giao dịch Hose hay HNX, Năm qua SCIC đã chào bán 25 doanh nghiệp trên sàn, thành công 11 doanh nghiệp thu về 313 tỷ đồng trên 81 tỷ đồng vốn nhà nước, cao 3,8 lần giá trị đầu tư ban đầu.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy