Úc và bài toán 25 tỉ USD
08/12/2014 11:33:31
ANTT.VN - Theo các nhà phân tích, Ngân hàng Liên bang Úc và 3 nhà băng lớn khác sẽ phải bơm thêm 30 tỉ đô la Úc (tương đương 25 tỉ USD) để tăng vốn chủ sở hữu sau khi cuộc điều tra được chính phủ ủy quyền kêu gọi một mức vốn “dẻo dai” hơn.

Các ngân hàng tại Úc cần tăng mức vốn để cạnh tranh với các định chế tài chính khác trên thế giới và trích lập thêm quỹ dự phòng cho nguy cơ thua lỗ tiềm tàng và các khoản thế chấp bất động sản – theo báo cáo của Hội đồng Điều tra Hệ thống Tài chính.

Tỉ lệ vốn cấp 1 của các nhà băng tại Úc đang nằm trong khoảng 10 đến 11,6%  trong khi những ngân hàng được đánh giá an toàn nhất trên thế giới giữ tỉ lệ này ở mốc 12,2%. Muốn trở nên vững mạnh để tránh được những cú sốc kinh tế, việc nâng vốn này là điều vô cùng thiết yếu.

Dự kiến 30 tỉ AUD (tương đương 25 tỉ USD) là mức vốn 4 ngân hàng lớn nhất nước Úc cần bổ sung

David Ellis một chuyên gia phân tích tại Sydney cho biết “các ngân hàng đã sẵn sàng cho việc này. Con số trên không phải là một đòi hỏi quá lớn.” Ông cũng ước lượng 4 ngân hàng lớn sẽ bổ sung thêm 10,5 tỉ AUD vào lượng vốn chủ sở hữu cấp 1 qua lợi nhuận giữ lại và các kế hoạch tái đầu tư cổ tức trong năm tài khóa 2015, trong năm tiếp theo có thể bơm thêm được khoảng 12 tỉ AUD nữa.

Ngân hàng lớn nhất nước Úc đang xem xét phải viện đến các kế hoạch tái đầu tư cổ tức. Theo các kế hoạch này, những nhà đầu tư sẽ đổi tất cả lượng cổ tức với cổ phiếu mới, và tỉ lệ trả cổ tức cũng sẽ bị hạn chế hơn.

Rủi ro thế chấp

“Nhiệm vụ của mức vốn sẽ liên quan tới những biến đổi trên toàn cầu mà Úc phải luôn cập nhật và thích nghi” – John Buonaccorsi, một chuyên gia phân tích cho biết sau khi báo cáo được đưa ra “Tuy nhiên theo tôi không nên thực hiện việc này quá đột ngột”.

Ông Buonaccorsi cho cũng mong đợi mức vốn tăng thêm sẽ thấp hơn - dao động trong khoảng 25 -20 tỉ AUD. Một chuyên gia khác tại công ty Quản lý Quỹ Watermark ước lượng con số đó sẽ trong khoảng 15-20 tỉ AUD. Những dự đoán này dựa trên rủi ro thế chấp từ 25% đến 30% và dự phòng rủi ro hệ thống khoảng 2%.

Báo cáo ông Murray đưa ra lần nay là cuộc điều tra đầu tiên chính phủ ủy quyền nhằm thăm dò hệ thống tài chính kể từ năm 1997. Theo báo cáo này, những chính sách sẽ cần được đồng bộ hóa để giảm thiểu chi phí phá sản bằng cách đảm bảo các ngân hàng có đầy đủ khả năng đối chọi với thua lỗ.

Jonh Hockey, giám đốc kho bạc Úc cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét chi tiêu và các ngành công nghiệp trong báo cáo cùng với 44 đề xuất nhằm “lót đệm” dày hơn cho khu vực tài chính công. Úc sẽ tìm kiếm ủng hộ từ cả chính quyền lưỡng đảng và có thể sau quý 1 của 2015 sẽ có quyết định cuối cùng. Ông bổ sung “Tôi đã từng nói cách đây rất lâu rằng mức vốn tối thiểu của các ngân hàng cần phải cải thiện hơn và đây là những xem xét đúng hướng”.

Vấn đề phức tạp

Phó tổng giám đốc của ngân hàng Westpac cho rằng “ hiện nay các ngân hàng đã có mức vốn an toàn, so sánh mức vốn của chúng ta với các ngân hàng khác trên toàn cầu là một vấn đề phức tạp và chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến Ủy ban Quản lý Thận trọng Úc để xác định những quy chuẩn phù hợp trong việc so sánh này”.

Các ngân hàng tại địa phương cho rằng đề xuất 25 tỉ USD sẽ tạo ra sân chơi lớn hơn cho những “đại gia” ngân hàng Úc thông qua việc lấp đầy khoảng cách về đánh giá rủi ro trong thế chấp. Mức chênh lệch này khoảng từ 7-12% giữa những đánh giá của các ngân hàng và của cuộc điều tra hệ thống tài chính.

Úc cần phải đẩy mạnh các định chế tài chính không chỉ để đối mặt với những cú sốc có thể xảy ra mà còn để thực hiện các chức năng tài chính. Đất nước này cũng cần một hệ thông để tối thiểu hóa chi phí cho các cá nhân, nền kinh tế và nhưng người trả thuế – các chuyên gia tại ngân hàng Morgan Stanley cho biết.

Bốn ngân hàng lớn nhất, ước tính họ cần thêm 39 tỉ AUD vốn chủ sở hữu đến cuối năm tài khóa 2017 và có thể sẽ phải bán cổ phiếu trong năm tới, gây ra sự pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Anh Tú (theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến