Tin liên quan
Ảnh: Reuters
Trước đó, vào ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 tại nhà máy Chernobyl đã phát nổ, làm phóng xạ lan khắp châu Âu và cướp đi ít nhất mạng sống của 30 người trong tích tắc. Hàng loạt cá nhân khác lần lượt mắc các bệnh liên quan tới phóng xạ và đến nay con số này vẫn đang gây tranh cãi.
Vụ nổ buộc hơn 50.000 người phải sơ tán khỏi nơi ở tại Ukraina, miền tây nước Nga và Belarus. Ngay lập tức, một vỏ bọc bê tông bao quanh lò phản ứng bị hỏng được xây dựng nhằm ngăn chặn phóng xạ rò rỉ. Theo thang INES, thảm họa kinh hoàng này xếp hạng 7, được xem là sự kiện khơi mào cho nhận thức của nhân loại về sự nguy hiểm tiềm tàng của hạt nhân dân sự. Tai nạn xuất phát do sai sót trong thiết kế nhà máy và một số lỗi của con người, đáng nói nhất là thái độ quan liêu của chính quyền địa phương và giới chuyên môn. Để đảm bảo sự an toàn lâu dài chính phủ đã tiến hành khởi công một lớp vỏ bọc mới vào cuối năm 2010.
Theo giáo sư Vassili Nesterenko, sự lắng đọng của plutonium nóng chảy sau thảm họa còn dư lại có thể gây nên một vụ nổ nguyên tử hàng chục năm sau đó ! Đồng quan điểm, Viện hàn lâm Khoa học Belarus cũng tính toán rằng nổ hạt nhân mạnh từ 50 - 80 lần so với bom Hiroshima hoàn toàn có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau vụ nổ Chernobyl.
Đặt cạnh vụ nổ hồi tháng 3/2011 ở Nhật Bản, đã làm chảy tâm lò phản ứng số 1, 2, và 3 của nhà máy Fukushima 1 Daiichi đồng thời gây thấm bể chứa và đáy của một số lò, thì Chernobyl có mức độ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng để lại những vết sẹo khó lành trong trái tim hàng triệu cư dân nơi đây.
Nói về mất mát sau thảm họa kinh hoàng này, ông Vince Novak, Giám đốc An toàn hạt nhân của Ngân hàng châu Âu (EBRD), cho biết: “ Chúng tôi đã trải qua rất nhiều nỗi đau, thậm chí là nỗi sợ hãi luôn rình rập xung quanh. Tuy nhiên, tất cả chỉ là thử thách.” EBRD cũng chia sẻ về mức chi phí lên tới 1,5 tỷ Euro (xấp xỉ 1,7 tỷ USD) được đóng góp từ hơn 40 quốc gia cho kế hoạch xây dựng này.
Chứng kiến hậu quả khôn lường sau vụ nổ, năm 2008, công trình chính thức đi vào thi công với mục đích ngăn ngừa sự tràn lan những vật liệu nhiễm xạ từ cấu trúc bảo vệ hiện tại cũng như những tác động bên ngoài đối với hệ thống. Được biết, mái an toàn mới này có chiều cao lên tới 110m, chiều rộng 165m và trải dài 265m, khối lượng khoảng hơn 30.000 tấn. Phần khung của nó là những cấu trúc hình ống lớn bằng thép và bao bọc xung quanh những cột bê tông hình trụ, dự kiến tuổi thọ tối thiểu là 100 năm. Đến nay, quá trình xây dựng đã hoàn tất theo kế hoạch vào năm 2015.
Thiên nhiên đã hồi sinh trở lại quanh khu vực. Những cây xanh vươn lên từ chính mái nhà bị rò rỉ trong thành phố ma của Prypyat. Gần đây nhất, ngày 23/3/2016, toàn bộ cư dân Ukraina đã tham gia dọn dẹp Chernobyl, thể hiện sự quan tâm của chính quyền và cư dân địa phương tới việc cải thiện lợi ích xã hội.
Thu Cúc
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy