Chuyển ngũ cốc lên tàu tại cảng Constanta, Romania ngày 31/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 4 trên thế giới. Vì các cảng biển của Ukraine bị phong tỏa do xung đột, nước này phải vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt đến khu vực biên giới phía Tây hoặc qua các cảng trên sông Danube sang Romania. Hiện cảng Constanta của Romania trên Biển Đen là tuyến xuất khẩu thay thế lớn nhất của Ukraine. Năm ngoái, 8,6 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine đã rời cảng này.
Tháng trước, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Romania Sorin Grindeanu thông báo nước này đặt mục tiêu tăng gấp đôi lượng ngũ cốc Ukraine được vận chuyển qua cảng Constanta trong những tháng tới, đặc biệt là qua tuyến sông Danube. Theo đó, khối lượng ngũ cốc Ukraine xuất khẩu qua cảng Constanta có thể đạt 4 triệu tấn/tháng trong thời gian tới.
Dự kiến, trong ngày 15/9, Bộ trưởng Grindeanu sẽ có cuộc gặp với các đại diện của Ukraine, Moldova, Ủy ban châu Âu (EC) và Mỹ tại cảng Constanta để thảo luận các biện pháp thúc đẩy lượng ngũ cốc Ukraine quá cảnh tại cảng này.
Romania là một trong 5 nước Đông Âu thuộc Liên minh châu Âu (EU), cùng với Bulgaria, Hungary, Ba Lan và Slovakia, chứng kiến lượng nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine tăng đột biến kể từ sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả và thị trường nội địa.
Tháng 5 vừa qua, EC đã cho phép Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia cấm nhập khẩu và bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine tại thị trường nội địa, nhưng cho phép quá cảnh những hàng hóa đó để xuất khẩu đi các nước khác. Những hạn chế này sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/9, nhưng Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia cho rằng lệnh cấm hiện tại nên được EC gia hạn và đe dọa sẽ đơn phương áp dụng biện pháp trừng phạt nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Riêng Bulgaria ngày 14/9 quyết định không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vì nước này có nhiều nhà sản xuất dầu hướng dương, những người than phiền về việc thiếu nghiêm trọng hạt hướng dương và giá tăng cao kể từ khi lệnh cấm được áp dụng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy