Tin liên quan
Sáng nay (19/05), ghi nhận tại các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông – Hà Nội, lượng khách hàng đến giao dịch tại các cửa hàng vàng không nhiều như hôm qua. “Có thể vì lý do ngày nghỉ hoặc do giá vàng đang biến động quá nhiều nên ai cũng có xu hướng thăm dò, đến chủ yếu để hỏi giá, mua và bán đều ít” - nhân viên của cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu cho biết.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Trọng-Giám đốc kinh doanh vàng Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng cho rằng, đến thời điểm này, tâm lý nhà đầu tư và người dân vẫn xoay quanh việc giá vàng sẽ còn giảm nên bắt đầu băn khoăn việc mua bán.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng thị trường vàng thời gian gần đây cũng không con sôi động như trước. Theo ý kiến của TS. Nguyễn Trí Hiếu, thời điểm này vai trò của vàng đã không còn được như trước. Đồng USD đang mạnh lên khiến cho giá “vàng đen, vàng trắng” đã rớt giá.
Diễn biến giá vàng trong 3 ngày cuối tuần cũng là một nguyên nhân chính khiến các nhà đầu cơ có tâm lý nghe ngóng thị trường để ra quyết định trong tuần tới.
Giá vàng biến động liên tục trong 3 ngày cuối tuần
Cụ thể, sau khi giảm về mức 32,82 triệu đồng/lượng sáng 17/07, giá vàng quay đầu liên tục tăng mạnh trở lại. Giá được cập nhật liên tục 5 phút/lần, có công ty đã phải điều chỉnh giá đến 80 lần trong ngày. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu (17/07), giá vàng SJC trong nước tăng thêm 100.000 đồng/lượng so với lúc 14h cùng ngày, giao dịch quanh mức 33,15 -33,40 triệu đồng/lượng.
Đến sáng hôm qua (18/07), giá vàng SJC lại rơi “không thương tiếc”, giảm 110.000 - 150.000 đồng/ lượng về mức 33,10 - 32,35 triệu đồng/lượng (MV - BR) tại công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và giá vàng DOJI về đứng ở 33,05 - 33,35 triệu đồng/lượng (MV-BR) đối với giao dịch lẻ và cả giao dịch buôn ở cả thị trường Hà Nội và Tp. HCM.
Cập nhật giá vàng thời điểm 10h31 ngày 19/07, giá vàng SJC được tập đoàn DOJI điều chỉnh giảm tiếp còn 33,03 triệu đồng/lượng mua vào và 33,33 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 100.000 đồng so với chốt phiên giao dịch trước đó.
Doãng chênh lệch giữa 2 chiều tiếp tục được nới rộng lên thành 300 nghìn đồng/lượng, cao gấp chục lần mức “doãng” quen thuộc 30.000 – 40.000 đồng trước kia – động thái này có thể được hiểu là một chiêu “phòng thủ chắc” của các nhà vàng trong bối cảnh thị trường biến động chóng mặt.
Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, trong một nền kinh tế phát triển, việc đầu tư vàng sẽ không còn tồn tại khi nhiều kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán, tiền gửi ngân hàng phát triển mạnh. Dân chúng không còn găm vàng để kinh doanh nữa mà chỉ giữ với một tỷ trọng nhỏ.
Đồng quan điểm với TS Nguyễn Trí Hiếu, ông Ngô Trí Long – Nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng nhận định sau khi có Nghị định số 24/2012/NĐ–CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng khiến việc kinh doanh vàng miếng được quản lý chặt chẽ, tâm lý nhà đầu tư cũng không “mặn mà” với vàng như thời gian trước nữa.
Trước diễn biến giá vàng hiện nay, các chuyên gia vẫn khuyến nghị nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu mua vàng nên xem xét kỹ thị trường và chỉ mua khi có nhu cầu thực sự bởi mua vào hay bán ra vàng lúc này đều chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy