Trong báo cáo vừa công bố, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đề cập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID, BIDV) sẽ tăng vốn điều lệ thêm 28% trong năm nay. Đây là câu chuyện tiếp diễn từ năm trước, khi hệ số CAR của ngân hàng này chỉ cao hơn so với mức yêu cầu của Thông tư 36 là 9%.
Do đó, BIDV cần khẩn trương tăng vốn để đáp ứng các tiêu chí Basel II và việc này phụ thuộc vào khả năng thực hiện chào bán công khai hoặc riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược/tài chính. Nhiều khả năng BIDV đã chọn một ngân hàng Hàn Quốc làm nhà đầu tư chiến lược. BIDV vẫn đang chạy roadshows để tìm kiếm các nhà đầu tư tài chính tiềm năng. Tuy nhiên, quá trình này mất nhiều thời gian do yêu cầu của NHNN rằng giá phát hành không thể thấp hơn giá thị trường.
Vào ngày 14/9 vừa qua, BIDV đã có thông báo về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong tháng 10/2018. VDSC kỳ vọng việc lấy ý kiến này có liên quan đến việc chào bán công khai hoặc riêng lẻ cổ phiếu của BIDV cho các nhà đầu tư chiến lược/tài chính.
Việc tăng vốn, nếu thành công, sẽ gỡ bỏ nút thắt hiện tại đối với tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, giá mục tiêu có thể cao hơn nếu BIDV có thêm thu nhập bất thường nhờ thoái vốn khỏi các công ty con (ví dụ BIDV Metlife) hoặc gánh nặng trích lập dự phòng thấp hơn nhờ việc thu hồi nợ xấu và nợ bán cho VAMC tiến triển tốt.
Trước đó, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng nhận định đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 15% (sau phát hành) của BIDV sẽ được thông qua trong 6 tháng cuối năm.
Ảnh: Trí thức trẻ
Diễn biến gần đây của giá cổ phiếu BID, với giá trung bình 10 phiên đạt 33.500 đồng (tăng khoảng 50% kể từ ngày 5/7/2018, với P/B hiện tại 2,13 lần), VCSC kỳ vọng mức định giá phù hợp cho đợt phát hành tăng vốn này sẽ vào khoảng 38.500 - 40.000 đồng/cp. Tương ứng với mức chênh lệch cao hơn khoảng 15 - 20%.
Danh mục cho vay chuyển dịch theo hướng tập trung vào cho vay bán lẻ. Tăng trưởng tín dụng khách hàng nửa đầu năm 2018 là 7,2%, hoàn thành 43,4% kế hoạch cả năm và 48% so với hạn mức ban đầu được NHNN giao. Con số 7,2% này nằm trong số thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết. Tăng trưởng tín dụng chủ yếu là nhờ cho vay bán lẻ (chiếm 31,1% danh mục cho vay) với mức tăng trưởng 13% so với đầu năm.
BIDV đặt mục tiêu tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ lên mức ít nhất 40% vào năm 2022 dựa vào ưu thế về thương hiệu, mạng lưới giao dịch lớn thứ hai cả nước, ứng dụng ngân hàng kỹ thuật số và mối quan hệ hiện có với nhiều doanh nghiệp. Nhờ những nỗ lực tái cơ cấu danh mục cho vay, NIM đã cải thiện đáng kể từ 2,7% năm 2016 lên 3,0% năm 2017 và giữ nguyên trong nửa đầu năm 2018. Với kỳ vọng NIM sẽ giữ ổn định ở mức ~ 3% trong những năm tới, VDSC nâng dự báo thu nhập lãi thuần năm 2018 của BIDV từ 33.969 tỷ đồng lên 36.748 tỷ đồng.
Nếu phương án phát hành riêng lẻ được thực hiện sẽ cải thiện tình trạng vốn thiếu hụt tại BIDV, đưa CAR hợp nhất (theo Basel I) từ 10,8% (CAR tính riêng > 9%) lên 13,6% với giả định giá chào bán là 40.000 đồng/cp.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy