Dòng sự kiện:
Vì sao United Airlines sẽ không mất thị trường Trung Quốc?
14/04/2017 05:55:35
ANTT.VN - Sự việc người đàn ông châu Á bị kéo lê trên một chuyến bay của hãng hàng không United Airlines đang là chủ đề nóng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trong những ngày qua, thu hút gần 200 triệu lượt xem, theo CNN.

Tin liên quan


Vụ ngược đãi khách hàng David Dao của hãng hàng không United Airlines vừa qua.

Trung Quốc đóng vai trò cực kì quan trọng trong doanh thu của United Airlines. Đây là hãng bay lớn nhất của Mỹ hoạt động tại Đại lục, thực hiện khoảng 20% chuyến bay giữa hai nước, tương đương gần 100 chuyến mỗi tuần. 

Năm ngoái, Trung Quốc đóng góp 6,1% tổng doanh thu 36,6 tỷ USD của United Airlines, theo hãng nghiên cứu FactSet. Con số này tương đương 2,2 tỷ USD, gần gấp đôi các đối thủ khác tại Mỹ. Delta Air Lines năm ngoái chỉ thu về 1,3 tỷ USD từ Trung Quốc. Trong khi đó, American Airlines có 804 triệu USD từ thị trường này.

Cơn tức giận của người Trung Quốc bắt đầu khi họ cho rằng người đàn ông này là người Mỹ gốc Hoa, chỉ trong buổi trưa thứ Ba, nó tràn ngập Weibo với hơn 20 triệu từ khóa #UnitedForcesPassengerOffPlane mỗi giờ với đại ý lên án hãng bay này. 

Cơn giận giữ này cũng chẳng hề suy giảm khi danh tính của người khách này là bác sĩ David Dao gốc Việt, nó thậm chí còn lây sang cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Cổ phiếu của United Airlines giảm mạnh tới 4%, thiệt hại lên tới tiền tỷ USD và phong trào phản đối hãng bay Mỹ ngày càng lan rộng tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Vấn đề thực tế rất nghiêm trọng, khi mà định kiến của người dân nước này sẽ tác động tiêu cực tới “túi tiền” của bất cứ hãng hàng không nào trong nhiều năm tới. 

Nhưng điều kỳ lạ là trong tương lai gần, United Airlines lại không có nhiều lý do để quá lo lắng.

Nên nhớ rằng, United Airlines không phải công ty nước ngoài đầu tiên phải hứng chịu sự tẩy chay từ người Trung Quốc. Trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn lớn từ Toyota cho tới Apple đã phải hứng chịu những cuộc biểu tình, chiến dịch tẩy chay, một vài cuộc trong số đó thậm chí được cho là được Bắc Kinh chống lưng. 

Năm 2008, hàng nghìn người Trung Quốc xuống đường biểu tình nhắm vào Carrefour, thương hiệu siêu thị lớn thứ hai thế giới của Pháp, bởi tin đồn là tập đoàn này hỗ trợ tài chính cho Dalai Lama. (Dalai Lama được coi là thủ lĩnh của người Tây Tạng, sống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959. Trung Quốc từ lâu coi ông là một phần tử ly khai). Cũng như việc người cầm đuốc Olympic Bắc Kinh chạy qua Paris không được đối xử tương xứng. Hay làn sóng phản đối những nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tại nước này sau vụ việc va chạm trên biển Hoa Đông năm 2012.

Nói gì thì nói, những cuộc biểu tình như thế này cũng chẳng tồn tại được lâu, người biểu tình cứ biểu tình xong thì lại đi mua hàng tại Carrefour như chưa có chuyện gì xảy ra. Toyota hay những tập đoàn ô tô Nhật cũng chỉ mất vài tháng để phục hồi, sau lại đâu vào đấy.

Còn nhớ cách đây gần một năm, ngày 12/7/2016, tòa án quốc tế bác bỏ quyền pháp lý của Trung Quốc về “đường lưỡi bò”, cư dân mạng Trung Quốc rộ lên phong trào tẩy chay các mặt hàng của Mỹ, đặc biệt là sản phẩm của Apple. 


Người Trung Quốc đập phá iPhone phản đối phán quyết “ đường lưỡi bò”

Họ đập phá, kêu gọi tẩy chay iPhone như một sự trả đũa vì hành động ủng hộ Philippines của Mỹ. Những cuộc biểu tình bao vây cửa hàng bán iPhone xảy ra trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, nhu cầu iPhone tại đây lại tăng trở lại như bình thường, thậm chí nó được coi như một trong những món đồ trang sức không thể thiếu.

Tình trạng của United Airlines thậm chí còn được xem là sáng sủa hơn Apple một năm về trước. Phần lớn sự giận giữ tới từ suy nghĩ cho rằng nạn nhân David Yao là người gốc Hoa. Việc bác sĩ Dao là là người gốc Việt Nam  sẽ phần nào giảm sự quan tâm của người Trung Quốc trong thời gian ngắn. 

Quan trọng không kém, tình huống xảy ra với ông Dao cũng chẳng phải xa lạ hay đi ngược lại tiêu chuẩn gì của các hãng bay Trung Quốc. Bạo lực là điều thường xuyên xảy ra trên những chuyến bay tới Hồng Kông, nó trở nên bình thường tới nỗi các thành viên phi hành đoàn cũng phải học võ để phòng vệ và bảo vệ những hành khác khác. United Airlines đối xử với khách hàng thực sự tồi tệ, nhưng các hãng bay Trung Quốc còn tệ hơn rất nhiều.


Khách hàng Trung Quốc có rất ít lựa chọn để bay tới Mỹ

United Airlines còn có lợi thế ở thị trường này khi có rất ít cạnh tranh từ các đối thủ khác từ Mỹ. Nhờ có một loạt những thỏa thuận giữa hai nước, các hãng bay Mỹ chỉ được phép bay tới Trung Quốc tối đa 140 chuyến mỗi tuần, phần lớn số đó thuộc về United Airlines. Và bởi vậy, khách hàng không có nhiều lựa chọn. 

Võ Quyền

 

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến