Tin liên quan
Tin tức trên báo Dân Việt, sau Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về quản lý đảm bảo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), ngay trong tuần này, Đoàn bay 919 (thuộc VNA) sẽ tổ chức họp, phổ biến chế độ lương mới đối với phi công của Tổng công ty.
Cụ thể, Đoàn bay 919 dự kiến thực hiện họp tại hai địa điểm ở Đoàn bay phía Nam và Đoàn bay phía Bắc. Nội dung nhằm phổ biến chế độ lương mới đối với phi công từ ngày 1/1/2015. Đoàn bay 919 coi đây là buổi họp có tính chất quan trọng, nên đã đề nghị toàn thể phi công không đi làm nhiệm vụ bố trí thời gian đến dự.
Theo dự kiến, mức lương chuyên doanh của cơ trưởng người Việt Nam lái máy bay A321 có bậc cao nhất là 92 triệu đồng/tháng, cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng. Các mức lương này đều là mức trước thuế.
Đối với phi công thuộc về chức danh Giáo viên kiểm tra năng định (TRE), mức lương cao nhất được hưởng là 132 triệu đồng/tháng tương ứng với các loại máy bay B777, A330 và cả 2 loại máy bay thế hệ mới chuẩn bị đưa vào khai thác là B787 và A350. Đối với máy bay A321 là 122 triệu đồng/tháng, và ATR72/F70 là 109 triệu đồng/tháng.
Thu nhập hàng tháng của phi công gồm 3 phần: Lương chuyên doanh, lương năng suất (tính theo giờ bay) và phụ cấp lưu trú. Trong đó, lương năng suất của mỗi phi công rất cao, còn tiền lưu trú tính theo thị trường, có thể lên đến cả nghìn USD/ tháng
Vietnam Airlines quyết định tăng mức lương cơ bản cho các phi công của mình.
Trước đó, theo công bố của Vietnam Airlines khi thực hiện IPO, mức lương trung bình của đội ngũ phi công năm 2013 là 74,8 triệu đồng/người/tháng, của tiếp viên là 18,7 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, nhiều phi công của Vietnam Airlines đang bức xúc vì chính sách tiền lương không công bằng. Cùng một vị trí, trình độ nhưng lương của phi công nước ngoài cao gấp hơn 4 lần. Những phi công muốn chuyển sang lái cho hãng khác không được chấp thuận vì Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng không tạm ngừng cho chuyển đổi nhà khai thác đối với phi công của Vietnam Airlines.
Một phi công đã đưa ra mức so sánh tiền lương cơ bản của Vietnam Airlines với một hãng hàng không khác trong nước để thấy mức chênh lệch. Cụ thể, ở cùng vị trí cơ trưởng A321, phi công người Việt Nam ở hãng hàng không nội địa khác được trả khoảng 160 triệu đồng/tháng (sau thuế). Chưa kể, ngay trong nội bộ phi công Vietnam Airlines cũng đã có sự chênh lệch về thu nhập giữa phi công Việt Nam và phi công nước ngoài.
Trong khi đó, trao đổi trên báo Pháp luật TP.HCM, ông Phạm Ngọc Minh - Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: “Hiện thu nhập của các phi công ở Vietnam Airlines khoảng 200 triệu đồng/tháng, cao hơn lương của giáo sư, tiến sĩ và lao động ở các lĩnh vực khác ở Việt Nam”.
Ngoài ra, theo chính sách của Vietnam Airlines, trước khi đào tạo cơ bản với chi phí lên đến 2.5 tỷ đồng (bằng kinh phí của tổng công ty), phi công cần phải ký hợp đồng đào tạo , cam kết sau khi kết thúc khóa học thành công, phi công sẽ phải ký hợp đồng lao động, làm việc cho Vietnam Airlines trong vòng 15 năm sau đó.
Quay trở lại, động thái tăng lương của Vietnam Airlines liệu đã đủ để làm thay đổi quyết định thôi việc mà các phi công đã đưa ra trước đó?
Nên đọc
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy