Theo BCTC hợp nhất quý I/2022 của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, MCK: VCG), Vinaconex ghi nhận đạt 1.333 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 40% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính ghi nhận 736 tỷ đồng, tăng 48,3%.
Doanh thu tăng mạnh nhưng ngoại trừ chi phí tài chính tăng cao thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều ghi nhận giảm. Cụ thể, chi phí tài chính tăng gấp 3,7 lần cùng kỳ lên mức 196,5 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm 21% về mức 15 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8,4% về mức hơn 108 tỷ đồng.
Do đó, sau khi khấu trừ đi mọi chi phí, doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế 787 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.
Lơi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinaconex ghi nhận đạt gần 780 tỷ đồng, tăng cao gấp 2,3 lần quý I/2021 và gấp gần 1,5 lần lợi nhuận sau thuế cả năm 2021 của doanh nghiệp. Theo Vinaconex giải trình, nguyên nhân chính dẫn đến việc lợi nhuận hợp nhất tăng mạnh là do hợp nhất báo cáo tài chính của Công ty con mới đầu tư.
Vinaconex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt hơn 15.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.400 tỷ đồng, bằng lần lượt 243% và 269% so với thực hiện 2021. Như vậy, kết thúc quý I, Vinaconex đã hoàn thành được 13% mục tiêu doanh thu và 55,6% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến cuối quý I, Vinaconex ghi nhận có gần 30.629 tỷ đồng tổng tài sản. Trong đó, có 1.642 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 4.399 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 10.416 tỷ đồng. Hàng tồn kho tính đến cuối quý I đạt 3.742 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với đầu năm.
Đến ngày 31/3, nợ phải trả của Vinaconex ghi nhận 21.479 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Trong đó, cơ cấu nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn với 12.042 tỷ đồng, giảm 20%; nợ dài hạn ghi nhận 9.437 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.
Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng, chia sẻ tại ĐHĐCĐ được tổ chức hôm 21/4 vừa qua, lãnh đạo Vinaconex cho biết doanh nghiệp đã trúng thầu nhiều dự án lớn, điển hình là các gói thầu thuộc Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; thủy điện Yaly mở rộng; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; Cung thiếu nhi Hà Nội; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2… trong quý I/2022.
Về bất động sản, bên cạnh tích cực nghiên cứu lập quy hoạch, Vinaconex đang triển khai phát triển một số dự án tại các địa phương như khu đô thị sinh thái tâm linh Biển Hồ, Phú Yên (338 ha); làng đô thị xanh Lai Nghi, Quảng Nam (460ha); khu đô thị Đồi Chè, Quảng Ninh (50 ha)…, Vinaconex còn đẩy mạnh tìm kiếm, phát triển một số dự án xung quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Đầu tư tài chính cũng đem lại lợi nhuận cao, bền vững cho Vinaconex trong các ngành năng lượng, nước sạch, giáo dục…Các khoản đầu tư này liên tục được tái cơ cấu theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là thế kiềng ba chân, giúp Vinaconex bổ sung nguồn lực cho xây dựng, bất động sản.
Cổ phiếu VCG hiện chốt phiên ngày 29/4 ở vùng giá 29.300 đồng/cổ phiếu, tăng 1,03%.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy