Dòng sự kiện:
Vinamilk: Lãi quý 4 giảm nhẹ, vay nợ ngắn hạn tăng mạnh so với đầu năm
05/02/2020 04:15:27
Vay nợ ngắn hạn của Vinamilk tại thời điểm cuối năm 2019 ở mức 5.351 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với đầu năm. Có lẽ việc gia tăng vay nợ ngắn hạn đã kéo chi phí tài chính của Công ty tăng mạnh trong năm.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019...

Vinamilk ghi nhận doanh thu thuần quý 4 tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 14,239 tỷ đồng. Biên lãi gộp của Công ty giảm nhẹ trong kỳ song Công ty vẫn ghi nhận lãi gộp tăng 8% so với cùng kỳ.

Doanh thu tăng trưởng, Công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận trong kỳ sụt giảm nhẹ. Cụ thể, lãi ròng quý 4 đạt mức 2,201.5 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chính đến từ các khoản chi phí tăng cao trong quý 4. Chi phí tài chính của Công ty ty gấp 2.8 lần cùng kỳ năm trước, ở mức hơn 71 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay chiếm phân nửa.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Công ty tổng cộng tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước, ở mức gần 4,183 tỷ đồng.

Mặt khác, Công ty ghi lỗ từ hoạt động khác hơn 24.6 tỷ đồng.

Theo số liệu được thuyết minh trên báo cáo tài chính, khoản vay ngắn hạn của Vinamilk trong năm 2019 gấp hơn 5 lần năm 2018. Cụ thể, cuối năm 2019, Vinamilk đang vay ngắn hạn hơn 5.300 tỷ đồng, tăng nhiều lần so với con số hơn 1.000 tỷ đồng hồi đầu năm. Vinamilk cho biết các khoản vay này được đảm bảo bằng tài sản cố định hữu hình và hàng tồn kho.

Chi tiết các khoản vay ngắn hạn của Vinamilk cuối năm 2019. Nguồn: VNM.

Bên cạnh chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Vinamilk cũng tăng mạnh so với năm 2018, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng hơn 23% trong năm 2019.

Cũng trong năm 2019, giá cổ phiếu VNM – Vinamilk chỉ tăng 0,72% do tăng trưởng lợi nhuận thấp. Nhóm phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng cho rằng, nhìn về tương lai, VNM vẫn có thể gặp rủi ro biến động từ giá nguyên liệu đầu vào; sản phẩm nhập ngoại cạnh tranh trực tiếp với VNM từ các hiệp định thương mại và rủi ro sau mua bán sáp nhập (M&A).

Mai An (T/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến