Dòng sự kiện:
VPBank 9 tháng đầu năm: Tan giấc mộng vàng
05/12/2014 15:40:14
ANTT.VN - Số liệu kinh doanh của các tổ chức kinh doanh vàng bạc trong 9 tháng đầu năm 2014 với nhiều gam màu sáng tối được hé lộ thông qua các báo cáo tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại khi bước chân vào kinh doanh mặt hàng nhạy cảm này.

Tin liên quan

 

Trong báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng VPBank báo lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 391 tỷ đồng, tăng  53 % so với năm ngoái.

Riêng hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng khiến ngân hàng này lỗ 56 tỷ đồng, lỗ gấp 5,6 lần 9 tháng đầu năm 2013, khoản lãi 738 triệu quý III không đủ vực dậy mảng kinh doanh này của ngân hàng VPBank.

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014

Được biết, VPBank đã được cấp giấy phép số 282/GP-NHNN ngày 28/12/2012 cho phép hoạt động kinh doanh vàng miếng bắt đầu tư năm 2013. Nhưng mảng kinh doanh này của VPBank không được khả quan.

“Hoạt động kinh doanh vàng miếng gặp khó khăn là do biến động giá vàng trong nước cũng như sự quản lý chặt chẽ hơn của Chính phủ đối với thị trường này làm giảm tính hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư” – VCBS đưa đánh giá.

Tính đến tháng 8/2014, theo danh sách do NHNN công bố, có tới 22 ngân hàng được kinh doanh vàng miếng, song hoạt động mua - bán vàng được các ngân hàng triển khai rất cầm chừng. Nhiều điểm giao dịch của các ngân hàng lớn, như Vietcombank hay BIDV... không có dịch vụ này. Trong khi đó, tại một số ngân hàng TMCP khác, dù hoạt động mua - bán vàng vẫn được duy trì, song nhân viên ngân hàng chỉ nhận giao dịch với số lượng lớn (thường từ 1 lượng trở lên).

Kinh doanh vàng miếng của VPBank gây lỗ 56 tỷ đồng 9 tháng đầu năm

Kinh doanh vàng có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới biến động thất thường và tăng cao quá mức, nhưng không bền vững do lượng vàng trên thế giới hạn hẹp và vàng chỉ là thị trường nhỏ. Vì thế, một thay đổi nhỏ của giá vàng cũng tạo ra động lượng thay đổi mạnh mẽ trên thị trường vàng thế giới, chẳng hạn sau khi Ấn độ mua 200 tấn vàng từ IMF hay việc Trung Quốc tranh thủ mua vàng khi giá vàng hạ nhiệt sau sự kiện Dubai.

Tuy nhiên, giá vàng sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự 1.200 USD và lên tới 1.225 USD/oz đã làm dấy lên lo ngại là thị trường này đã tăng quá mức và quá nhanh, gây ra tác động tâm lý về khả năng có những đợt điều chỉnh giảm giá vàng, nếu có tăng thì cũng dè dặt. Mặt khác, chỉ cần một NHTW lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản điều chỉnh lãi suất đến mức độ nào đó là có thể gây hiệu ứng trực tiếp hay gián tiếp đến giá vàng, mặc dù chỉ gây tác động ngắn hạn, nhưng nếu có một thay đổi mạnh nào đó như tăng lãi suất tại Mỹ một cách bền vững thì có thể chấm dứt được chu kỳ đầu cơ.

Hoa Liên

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến