Trong số các bị can bị đề nghị truy tố, Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc công ty Bluesky bị đề nghị truy tố tội Đưa hối lộ với số tiền hơn 100 tỷ đồng. Bị can Sơn cũng được cơ quan điều tra xác định là người đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ án này.
Theo Kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an, Lê Hồng Sơn đã bàn bạc, thống nhất cùng Nguyễn Thị Thanh Hằng (nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty Bluesky) móc nối, đưa hối lộ cho các bị can có thẩm quyền hơn 38,5 tỷ đồng để xin giấy phép thực hiện 109 chuyến bay combo. Ngoài ra, Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng được xác định đưa 2,65 triệu USD (tương đương 61,6 tỷ đồng) cho Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội) để Hằng và Sơn không bị khởi tố hình sự.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, luật sư Bùi Phan Anh (Công ty luật Sen Vàng, Viện trưởng viện Khoa học và bổ trợ pháp lý, đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, quá trình xử lý vụ án cho thấy rõ việc "không có vùng cấm" trong điều tra, xét xử. Khi các lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức có sai phạm đều được đưa ra ánh sáng trong vụ án này.
Bị can Lê Hồng Sơn
Đối với hành vi Đưa hối lộ với số tiền hơn 100 tỷ đồng của bị can Lê Hồng Sơn, luật sư Phan Anh nhận định: "Theo điều 364, Bộ luật Hình sự 2017, người phạm tội Đưa hối lộ trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm."
Như vậy, khung hình phạt cao nhất mà bị can Lê Hồng Sơn phải đối mặt khi đưa hối lộ hơn 100 tỷ là 20 năm tù giam.
Đối với các hành khách đã tham gia "chuyến bay giải cứu" với số tiền phải trả lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế, luật sư Phan Anh cho biết, theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra sẽ phải phân hóa các trường hợp để xử lý.
"Đối với những hành khách được xác định bị lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra sẽ xác định rõ bị hại và trong quá trình xử lý, có thể hoàn trả khoản tiền dôi dư so với thực tế mà các bị hại đã phải trả". - Luật sư Bùi Phan Anh cho biết.
Luật sư Bùi Phan Anh
Cũng theo luật sư Bùi Phan Anh, trong trường hợp này cần xác định người mua vé "chuyến bay giải cứu" là người thiệt hại trực tiếp, thực tế và có mối quan hệ nhân quả. Vì hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân tổ chức chuyến bay nên người dân phải bỏ ra nhiều tiền hơn.
Trong trường hợp những hành khách không được xác định là bị hại của vụ án, "Hành khách có quyền đòi bồi thường, bằng cách kiện những doanh nghiệp cung cấp chuyến bay bằng một vụ kiện dân sự khác" - Luật sư Bùi Phan Anh nhấn mạnh./.
Tác giả: Trọng Phú - Quỳnh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy