Trong bản tin Kinh tế Toàn cầu tháng 2/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổng kết một số số liệu đáng chú ý của nền kinh tế toàn cầu trong 2 tháng đầu năm 2022. Nhìn chung, kinh tế toàn cầu giảm tốc do biến thể Omicron lây lan nhanh và chuỗi cung ứng tiếp tục bị tắc nghẽn, trong khi điều kiện tài chính thắt chặt và giá năng lượng tăng do rủi ro địa chính trị.
Tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế đều có dấu hiệu suy giảm trong tháng 1/2022. Chỉ số PMI tổng hợp giảm từ 54,3 xuống 51,4 - mức thấp nhất trong 18 tháng - phản ánh sự dè dặt của người tiêu dùng khi biến thể Omicron khiến số ca nhiễm toàn cầu tăng mạnh. Theo khảo sát PMI, thời gian giao hàng tiếp tục bị kéo dài, trong khi tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng tiếp tục diễn ra trong tháng 1/2022, đặc biệt trên các tuyến vận tải đi từ Trung Quốc tới châu Âu và Mỹ.
Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu (vạch đen). Nguồn: Ngân hàng Thế giới.
Điều kiện tài chính trên toàn cầu cũng được thắt chặt hơn trong tháng đầu năm 2022. Lãi suất cơ bản tại Mỹ và châu Âu đều được kỳ vọng tăng, giá vốn chủ sở hữu giảm mạnh trong khi mức độ biến động lại gia tăng.
Giá nhiên liệu tăng 8% trong tháng 1/2022 so với tháng trước đó, chủ yếu do giá than (tăng 17%) và dầu thô (15%). Giá dầu bị đẩy lên cao do tình hình căng thẳng dẫn đến chiến sự giữa Nga và Ukraine, kèm theo lo ngại về sản lượng của OPEC+. Giá than tăng đầu tháng 1 do lệnh cấm xuất khẩu tạm thời của Indonesia và nhu cầu cao. Về kim loại, giá kim loại tháng 1 tăng 7% so với tháng trước, chủ yếu do quặng sắt tăng 13% và niken tăng 12%.
Bên cạnh các chỉ số kinh tế vĩ mô, bản tin tháng 2/2022 có chuyên đề đặc biệt về chu kỳ giá cả hàng hóa. Theo phân tích của WB, biến động về giá cả hàng hóa trong giai đoạn 2020-2021 là đặc biệt lớn khi so sánh với những chu kỳ khác trong vòng 50 năm trở lại đây. Giá năng lượng sau khi lao dốc đầu năm 2020 đã quay đầu với tốc độ nhanh nhất so với bất kỳ cuộc suy thoái toàn cầu nào kể từ năm 1970.
Dao động giá năng lượng sau suy thoái năm 2020 (đỏ) so với trung vị các chu kỳ dao động trước đó (đen). Nguồn: Ngân hàng Thế giới.
WB cho rằng việc giá cả hàng hóa dao động mạnh gần đây cho thấy các quốc gia cần có chính sách kiểm soát và kiềm chế hệ quả kinh tế của dao động này, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (EMDE). Trong những năm sắp tới, quá trình chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các loại năng lượng khác sẽ càng làm phức tạp thêm thách thức kiểm soát giá cả hàng hóa.
Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào hàng quá sẽ phải đối diện với 2 thách thức chính liên quan lẫn nhau: giảm thiểu biến động kinh tế vĩ mô do giá cả hàng hóa và giảm phụ thuộc vào chính hàng hóa.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy