Một nhân viên phun thuốc khử trùng tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 3/2020 (Ảnh: Reuters).
Theo báo South China Morning Post, nhóm 26 thành viên này gồm các chuyên gia về virus, dịch tễ học, động vật học, an toàn sinh học và các lĩnh vực khác.
Các chuyên gia này được lựa chọn từ hơn 700 ứng viên. Họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Kenya và Brazil.
Nhóm có tên gọi Nhóm cố vấn khoa học về nguồn gốc các mầm bệnh (viết tắt là SAGO). SAGO sẽ đảm nhận cuộc điều tra giai đoạn hai về nguồn gốc đại dịch Covid-19 sau khi 10 chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc đầu năm nay.
Sáu thành viên của nhóm ban đầu cũng có tên trong danh sách nhóm điều tra giai đoạn hai, gồm nhà virus học người Hà Lan Marion Koopmans, chuyên gia dịch tễ Đan Mạch Thea Fischer, chuyên gia dịch tễ Anh John Watson, nhà nghiên cứu Nga Vladimir Dedkov, chuyên gia sức khỏe động vật của Việt Nam - Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia dịch tễ Qatar ElmoubasherFarag.
Nhà khoa học Trung Quốc có tên trong danh sách SAGO là Yang Yungui, phó giám đốc Viện nghiên cứu Di truyền thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. Ông Yang cũng từng tham gia vào cuộc điều tra giai đoạn một với vai trò thành viên đoàn Trung Quốc.
Ngoài điều tra nguồn gốc Covid-19, SAGO cũng sẵn sàng điều tra nguồn gốc của các dịch bệnh trong tương lai. Nhóm dự kiến họp vào cuối tháng này sau quá trình tham vấn kéo dài hai tuần về các thành viên đã được đề xuất.
"Sự xuất hiện của các virus mới có nguy cơ kéo theo các dịch và đại dịch, SARS-CoV-2 là một virus như vậy, nhưng không phải cuối cùng. Hiểu được nguồn gốc của các mầm bệnh là cần thiết để ngăn chặn các dịch bệnh trong tương lai, điều này đòi hỏi chuyên môn rộng", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nguồn gốc của đại dịch này. Các chuyên gia dịch tễ Trung Quốc nhiều lần cho rằng, virus gây Covid-19 có thể xâm nhập từ một khu vực khác của Trung Quốc vào Vũ Hán hoặc từ nước ngoài vào Trung Quốc qua các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu. CDC Trung Quốc đã đề nghị WHO điều tra giả thuyết này. Họ cho rằng, có nhiều bằng chứng cho thấy Covid-19 đã xuất hiện ở những nơi khác trên thế giới trước khi xuất hiện ở Vũ Hán, như ở Mỹ, Italia, Tây Ban Nha và Pháp.
Giới chức WHO nhiều lần đề nghị Trung Quốc minh bạch hơn nữa và chia sẻ thêm dữ liệu thô về các ca bệnh Covid-19 đầu tiên ở nước này. WHO cũng đề nghị tiến hành điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn hai ở Trung Quốc và một số nơi khác. Tuy vậy, Bắc Kinh nói, họ đã minh bạch và chia sẻ những dữ liệu cần thiết với các chuyên gia quốc tế.
Trung Quốc cho rằng, giai đoạn hai cần chuyển hướng sang các nước khác và phải dựa trên nền tảng của những kết luận của cuộc điều tra giai đoạn một ở Vũ Hán hồi đầu năm nay. Theo báo cáo của nhóm chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu tới Trung Quốc điều tra hồi tháng 2, SARS-CoV-2 nhiều khả năng truyền sang người thông qua một vật chủ trung gian, có thể là dơi hoặc một loại động vật khác. Ngược lại, giả thuyết virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm "rất khó xảy ra".
Tác giả: Minh Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy