Hàng chục cây gỗ tạp (thuộc rừng lá rộng) bị cưa hạ nằm ngổn ngang tại lô B, khoảnh 6, tiểu khu 159, lâm phần do Công ty TNHH Vạn Thành quản lý thuộc địa bàn phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh minh họa: Đặng Tuấn/TTXVN
Cụ thể, tại văn bản số 1335/UBND-LN ban hành ngày 8/3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở, ban, ngành, các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh, UBND 10 huyện và 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc cùng các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn tỉnh: nghiêm khắc phê bình các địa phương, đơn vị chủ rừng để xảy ra nhiều vụ vi phạm tại các huyện Đam Rông, Đức Trọng, Bảo Lâm, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt; các Ban quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng, Đa Nhim, Lâm Viên, Đại Ninh, Sêrêpốk, Đa Nhim và Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương, các đơn vị chủ rừng nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, lâm phần được giao quản lý không để xảy ra các vi phạm phức tạp, nổi cộm tương tự.
Trong thời gian tới, nếu các địa phương, chủ rừng tiếp tục để xảy ra tình trạng vi phạm phức tạp nổi cộm hoặc để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng thì người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Với những người đứng đầu các địa phương, đơn vị để xảy ra các vi phạm này, ngoài không được bình xét thi đua năm 2021, UBND tỉnh sẽ xem xét đình chỉ công tác, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định…
Bên cạnh việc phê bình, chấn chỉnh các địa phương, đơn vị để xảy ra sai phạm, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã biểu dương các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua như các huyện Cát Tiên, Di Linh, Đơn Dương.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với đơn vị chủ rừng và các lực lượng liên quan tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện ngay từ đầu các vụ vi phạm, xử lý ngay không để diễn biến phức tạp kéo dài, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng; đề nghị Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo lực lượng Công an từ tỉnh đến xã tăng cường nắm địa bàn, nắm đối tượng; mời các đối tượng vi phạm, đối tượng đầu nậu, cầm đầu đến làm việc, cam kết không tham gia phá rừng, khai thác lâm sản, chiếm đất rừng. Lực lượng chức năng rà soát các vụ việc có dấu hiệu hình sự, vụ việc phức tạp để khẩn trương điều tra, xử lý nhằm tăng tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa…
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian qua, tại một số địa phương đã xảy ra nhiều vụ vi phạm, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng. Điển hình như huyện Đam Rông để xảy ra 27 vụ, huyện Lạc Dương 15 vụ, Đức Trọng 15 vụ, thành phố Đà Lạt 13 vụ… Các đơn vị chủ rừng để xảy ra nhiều vụ vụ việc gây thiệt hại lớn như các Ban quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng để xảy ra 12 vụ, Lâm Hà xảy ra 10 vụ, Lâm Viên 8 vụ, Đại Ninh 6 vụ, Sêrêpốk 6 vụ, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà 6 vụ, gây thiệt hại 8ha rừng và 842m3 gỗ các loại. Trong số các vụ vi phạm, có tới 51% số vụ chưa phát hiện được đối tượng để xử lý, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội…
Tác giả: Chu Quốc Hùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy