Cảnh báo đừng chia sẻ hình ảnh giả trên Army times Thailand - Ảnh chụp màn hình
Cụ thể, Army times Thailand dẫn lại các hình ảnh trong đó mô tả các nhân viên cứu hộ đang di chuyển trong một hang động khiêng một thiết bị phủ bạt màu cam lan truyền trên mạng được cho là hình ảnh từ chiến dịch giải cứu đang diễn ra ở Thái Lan.
Army times Thailand khuyến cáo: "Đừng chia sẻ hình ảnh không thật" kèm lời khẳng định "không phải hang Tham Luang vì hang Tham Luang còn nhiều nước hơn thế này".
Thậm chí, cùng lúc trên mạng xã hội còn xuất hiện video clip ghi hình ảnh cứu hộ trong hang động được cho là clip từ hiện trường hang Tham Luang, nhưng nhanh chóng sau đó bị phát hiện hình ảnh trong clip này có nguồn gốc tận... Mỹ.
Video clip giả hình ảnh cứu hộ trong hang động Tham Luang được đưa lên mạng xã hội - Ảnh chụp màn hình
Ảnh "không thật" trên xuất hiện vào tối 8/7 trong bối cảnh lực lượng quân đội Thái Lan và các chuyên gia cứu hộ quốc tế đang nỗ lực giải cứu 13 thành viên trong đội bóng thiếu niên của nước này bị mắc kẹt trong hang Tham Luang nhiều ngày qua.
Đến 20h30 cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa được 4 em ra khỏi hang và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho đợt giải cứu tiếp theo.
Theo Tuổi Trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy