Tin liên quan
Sở “quên” chỉ đạo của tỉnh?
Tại Kết luận số 02-KL/TU ngày 13/5/2011 gửi các sở, ban ngành trên địa bàn, Tỉnh Ủy Nghệ An đã chỉ đạo “… không thu hút đầu tư chế biến gỗ dăm”.
Các dự án về chế biến gỗ dăm và bột gấy là những dự án có điều kiện về vùng nguyên liệu và môi trường. Việc đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi nhà đầu tư phải có quy hoạch vùng nguyên liệu được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để tránh tranh chấp về nguyên liệu, gây thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp, ảnh hưởng sản xuất và đời sống người trồng rừng. Chính vì vậy, từ năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An đã ngừng cấp phép các dự án nhà máy chế biến gỗ dăm và sản xuất gỗ dăm.
Tháng 4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 2775/BNN-CB về việc “hướng dẫn thực hiện thẩm định điều kiện hình thành các dự án mới về sản xuất dăm gỗ”. Tại văn bản này, Bộ Nông nghiệp nêu rõ “Đối với địa phương thuộc các vùng Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Đồng Bằng sông Cửu Long: Xem xét thẩm định theo hướng không phê duyệt các dự án mới về xây dựng cơ sở sản xuất dăm gỗ xuất khẩu theo khoản 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 1/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Dù tỉnh Nghệ An và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể như vậy, nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An vẫn cấp phép đăng ký ngành nghề kinh doanh cho công ty TNHH Sản xuất chế biến và Thương mại Thắng Lợi, tại mục kinh doanh số 27, công ty này được phép “tận dụng gỗ tạp vườn, cành, ngọn, bìa, bắp, keo để xay dăm”.
Lợi dụng vào điều này, Công ty Thắng Lợi đã dựng hẳn một dây chuyền băm dăm với công suất hàng trăm tấn mỗi ngày. Theo người dân tại xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp “Xưởng thầy Lợi băm dăm cả ngày đêm, công suất cả trăm tấn, xe tải chở keo ra vào nườm nượp”.
Dấu hiệu “bảo kê” xưởng gỗ dăm trái phép
Mặc dù nhiều xưởng sản xuất gỗ dăm trái pháp luật hoạt động ở địa phận huyện Quỳ Hợp và Thanh Chương (xưởng gỗ dăm của công ty TNHH Sản xuất chế biến và Thương mại Thắng Lợi và xưởng gỗ dăm của Công ty CP đầu tư và sản xuất Thành Phát), nhưng chính quyền địa phương của hai huyện này vẫn không ra tay dẹp bỏ, để cho các ông chủ của những doanh nghiệp này kinh doanh.
Trong khi đó, mặc dù được đầu tư bài bản với dự án lên cả trăm triệu USD, nhưng nhà máy 350 triệu USD “đói” nguyên liệu hiện nay Nhà máy chế biến gỗ MDF của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm với tổng vốn đầu tư 350 triệu USD vẫn hoạt động èo uột, cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Theo đó, với ttổng công suất 400.000 m3/năm và nhà máy chế biến gỗ than có tổng mức đầu tư 150 triệu USD (tổng công suất 8.800 m3/năm) vừa đưa vào hoạt động, nhưng các "điểm" dăm gỗ trái phép đã "thu gom" hết nguyên liệu, gây khan hiếm thị trường cho các nhà máy được cấp phép. Chia sẻ với PV, Phó Chánh văn Phòng UBND tỉnh Nghệ An, ông Trung Thành Công cho biết, các xưởng sản xuất dăm gỗ trái phép gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư của tỉnh. Các doanh nghiệp này có thể trả giá cao hơn để thu mua nguyên liệu, khiến người dân chặt cả gỗ non, chưa đủ tuổi để bán. Chính vì vậy, tỉnh Nghệ An cũng rất quyết tâm dẹp bỏ những xưởng gỗ dăm “chui”.
Ngoài việc "phá nát" nguồn nguyên liệu, theo điều tra của phóng viên, các xưởng dăm gỗ trái phép này đều "tuồn hàng" ra địa bàn tỉnh khác như Thanh Hóa... Nguyên liệu bị khai thác vô tội vạ, cạnh tranh không lành mạnh, trong khi đó, nhà nước lại bị thất thu thuế vì tài nguyên thiên nhiên của chính địa phương Nghệ An lại không mang lại một đồng tiền thuế nào bởi các xưởng dăm gỗ bất hợp pháp trên địa bàn.
Mặc dù ngang nhiên sản xuất công khai, nhưng khi trả lời câu hỏi của phóng viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Nguyễn Hữu Hiền cho biết, lại nói rằng "Cty Thành Phát là công ty sản xuất ván ép và than nhiên liệu, thỉnh thoảng khi huyện kiểm tra vẫn thấy doanh nghiệp băm gỗ nhưng không nhiều. Vì việc băm gỗ cũng giúp chế biến than nhiên liệu nên khó xử lý?!”.
“Do doanh nghiệp chưa có giấy phép đầy đủ, vẫn đang xin cấp phép sử dụng đất. Nên đang trong quá trình giao thời nên họ (cty Thành Phát) cũng “tranh thủ” như PV phản ánh đó, ngày họ không sản xuất nhưng đêm họ mới làm (sản xuất dăm gỗ)” ông Hiền cho biết.
Chưa được cấp phép sử dụng đất, doanh nghiệp Thành Phát đã xây dựng một xưởng xay dăm quy mô cả trăm tấn mỗi ngày nhưng vẫn không bị xử lý
Cũng theo ông hiền cho biết, huyện Thanh Chương đã có 2 lần đi kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính “yêu cầu không sản xuất gỗ dăm và không hoạt động khi chưa đủ giấy tờ”. Lần 1 có Chủ tịch huyện và Phó chủ tịch huyện cùng đi nhưng doanh nghiệp không ký vào biên bản. Lần 2, có Phó chủ tịch huyện, công an huyện và phòng tư pháp cùng xã Thanh Xuân.
Dù phát hiện sai phạm của Cty Thành Phát đã lâu, đã nhiều lần ra biên bản vi phạm hành chính, cùng với đó doanh nghiệp xây nhà xưởng trên đất chưa được cấp phép. Song UBND huyện Thanh Chương chưa có biện pháp xử lý nghiêm minh. Không những vậy, UBND huyện Thanh Chương còn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Tỉnh Nghệ An nhanh chóng cấp giấy phép sử dụng đất cho doanh nghiệp sớm đi vào sản xuất(?).
Được biết, ngày 10/12/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 9034/UBND-CNTM do Phó Chủ tịch tỉnh Huỳnh Thanh Điền ký, về việc “hoạt động sản xuất gỗ dăm không phép trên địa bàn tỉnh”. Tại văn bản này, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Công Thương khẩn trương kiểm tra, yêu cầu UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường, quy hoạch… Có biện pháp xử lý đối với các tổ chức cá nhân vi phạm, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/1/2016.
Sau đó, ngày 24/12/2015, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có công văn số 9444/UBND-CNTM với mục đích để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan “kiểm tra hoạt động sản xuất gỗ dăm không phép”, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/1/2016.
Tuy nhiên, ngày 21/1/2016, khi làm việc với UBND huyện Thanh Chương, Phó chủ tịch huyện Nguyễn Hữu Hiền cho biết, huyện chưa nhận được sự phối hợp nào của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ làm việc với ông Trung Thành Công, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An. Theo ông Công cho biết, ngày 20/1/2016, Sở Nông nghiệp mới đề xuất phương án thanh tra, sắp tới sẽ tiến hành kiểm tra.
Khi PV phản ánh về việc UBND huyện Thanh Chương đề nghị sớm cấp phép sử dụng đất cho doanh nghiệp Thành Phát, Phó chánh văn phòng Trung Thành Công cho biết, riêng xưởng sản xuất Thành Phát trên địa bàn huyện Thanh Chương sai từ khi xây dựng xưởng. “Đất chưa được cấp phép mà đã làm về bản chất là đã sai phạm, là sai phép rồi. Xây dựng không phép, sử dụng đất trái phép là đã vi phạm. Đáng lẽ như vậy huyện phải xử lý luôn. Xử lý xong vi phạm mới xem xét các yếu tố khác. Nếu vượt thẩm quyền của huyện thì mới trình tỉnh xử lý. Nói chung, chưa có quyền sử dụng đất mà đã xây dựng là vi phạm luật xây dựng, luật đất đai, tùy vào mức độ sẽ có biện pháp xử lý sai phạm” ông Công cho biết.
Với những hoạt động bất chấp pháp luật của những doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ, có vẻ như lãnh đạo huyện như Quỳ Hợp, Thanh Chương đã "chống lệnh" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và của chính UBND tỉnh Nghệ An theo kiểu "trên bảo dưới không nghe"...
Thông tin vụ việc sẽ được cập nhật trong những bản tin tiếp theo…
Thủy Tiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy