Theo đó, ngày 23/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 7371/BNN-XD về việc đề nghị tỉnh Hà Tĩnh cung cấp hồ sơ liên quan đến Dự án Tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ. Đồng thời thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy về việc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp chống ngập lụt cho vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ.
Đến ngày 28/10, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành văn bản số 7203/UBND-NL1 về việc đề nghị các Sở, ban ngành tỉnh này phối hợp để cung cấp hồ sơ và báo cáo đề xuất Dự án Tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ.
Hình ảnh xả tràn hồ Kẻ Gỗ.
Cụ thể, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục quy định, cung cấp hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế đã có về Dự án Tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh cho Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 và Cục Quản lý xây dựng công trình theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu cụ thể các giải pháp về nâng cao khả năng phòng lũ hồ chứa và giảm ngập lụt cho vùng hạ du hồ chứa nước Kẻ Gỗ trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan hơn, tham mưu đề xuất UBND tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho triển khai thực hiện trong Dự án Tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh, dự thảo văn bản của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 6/11/2020.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri Hà Tĩnh về việc hoàn thành dự án hệ thống thủy lợi và xây dựng một số công trình hồ chứa nước.
Xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) ngập tràn trong nước đợt lũ vừa qua
Cụ thể, sau Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, liên quan đến dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang giai đoạn 2, cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị Chỉnh phủ sớm bổ trí nguồn vốn phân bổ theo chủ trương đầu tư xâv dựng tuvến kênh Hương Sơn để triển khai thực hiện theo tiến độ chung của dự án; đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí bổ sung phần vốn còn thiếu so với tổng mức đầu tư để thực hiện hoàn thành dự án, phát huy đồng bộ hiệu quả dự án như mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị cần tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng hồ chứa nước Trại Dơi (dung tích khoảng 200 triệu m3, tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) để góp phần cắt giảm lũ cho các xã thường xuyên chịu ngập lụt dọc sông Ngàn Sâu, huyện Hương Khê; bổ sung nguồn nước cho đập dâng Sông Tiêm cung cấp nước cho sản xuất dân sinh; xây dựng án thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ cho vùng phía Tây Nam và an toàn cho TP Hà Tĩnh.
Về dự án thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, hồ chứa nước Kẻ Gỗ là công trình thủy lợi quy mô lớn với dung tích 345 triệu m3 và vùng hạ du rộng lớn; việc nghiên cứu đâu tư dự án để tăng cường khả năng tiêu thoát lũ, giảm ngập úng; đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân vùng hạ du trong điều kiện biến đổii khí hậu ngày càng cực đoan như hiện nay là phù hợp.
Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Chính phủ. Trước mắt, Bộ đã bố trí nguồn vốn năm 2020 để thực hiện còng tác chuẩn bị đầu tư dự án.
Hồ Kẻ Gỗ xả lũ qua tràn
Trước đó, tại cuộc họp báo vào ngày 24/10, rất nhiều phóng viên đặt câu hỏi về quy trình xả lũ, điều tiết của hồ Kẻ Gỗ, việc thông báo xả lũ điều tiết không đến được với nhân dân vùng hạ du.
Về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Sơn,Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, hồ Kẻ Gỗ đã giúp cắt lũ 200 triệu m3/s cho vùng hạ du. Việc điều hành hồ Kẻ Gỗ xả tràn đều có căn cứ khoa học, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh là người chịu trách nhiệm cao nhất. "Chúng tôi chủ động việc này. Tuy nhiên, qua đây tỉnh cũng sẽ họp, đánh giá lại quy trình vận hành hồ, ứng phó với các kịch bản thiên tai bất lợi", ông Sơn nói.
Còn ông Nguyễn Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn đập (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá cao công tác điều tiết, cắt lũ của hồ Kẻ Gỗ trong đợt mưa lũ vừa qua. Theo ông Tú, do lượng mưa quá lớn, nên gây ngập lụt nặng, nếu không có sự điều tiết cắt lũ từ hồ Kẻ Gỗ vùng hạ du còn ngập nặng hơn.
Theo báo cáo, trong đợt lụt vừa qua tại Hà Tĩnh, cao điểm nhất là (ngày 20/10) có 118 xã, phường, thị trấn (42.456 hộ/151.288 người) của 11 huyện, thành phố bị ngập lụt. Toàn tỉnh đã tổ chức sơ tán được 18.771 hộ/ 59.268 người.
Tài sản của nhân dân tại các xã bị ngập sâu: nhà cửa, các đồ dùng gia đình, vật dụng, lương thực, gia súc, gia cầm thiệt hại rất lớn. Hơn 132 ha lúa mùa, nhiều diện tích cây ăn quả và hoa màu; 2.317ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và thiệt hại.
Nhiều công trình giao thông bị hư hỏng nặng, kết cấu hạ tầng các tuyến đường giao thông, điện, trường học, trạm xá, thông tin liên lạc, hệ thống công trình hồ đập thủy lợi... bị thiệt hại nghiêm trọng; nhiều tuyến giao thông bị cắt đứt, hiện tại chưa thể thống kê chính thức được.
Phương Nam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy