Trong buổi làm việc với Hội cựu giáo chức Việt Nam vào tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu. Thủ tướng cho rằng muốn xã hội phát triển, một yếu tố rất quan trọng là nhờ vào giáo dục. Chân, thiện, mỹ hay ý thức con người đều từ giáo dục. Thủ tướng nói: "Đổi mới giáo dục không thành công nếu không quan tâm đội ngũ giáo viên".
Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 diễn ra sáng 21/8 ở Hà Nội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo ngành giáo dục phải đổi mới, xóa bỏ các loại tiêu chuẩn mang tính hình thức. Việc tổ chức các phong trào thi đua phải thiết thực. Bộ GD&ĐT cần phải bỏ những quy định cứng nhắc, chủ yếu phát sinh tiêu cực chứ không phải tích cực.
Bên lề hành lang Quốc hội vào cuối tháng 10, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định lương hưu thấp là thực trạng của số đông giáo viên. Ông nói: " Về trường hợp lương của cô giáo Trương Thị Lan (Hà Tĩnh), đứng về mặt Nhà nước quy định là vậy nhưng thực tế về mặt con người thì các thầy, cô hy sinh gần như cả đời, bây giờ về hưu mới được 1,3 triệu thì sống sao được?".
Phản hồi về thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục, GS Phạm Minh Hạc không đồng tình. Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT cho rằng vấn đề tăng chất lượng giáo viên cần có sự quan tâm của Bộ GD&ĐT và toàn xã hội với nhiều cách thức khác nhau chứ không phải việc bỏ biên chế. Ông Phạm Minh Hạc nói: "Tôi không tán thành và cho rằng đó là đề xuất vô bổ, nặng hơn là nguy hại. Đề xuất này không làm phát triển, nâng cao phong trào, chất lượng giáo dục, mà có thể làm nát hệ thống giáo dục".
Ở kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, dư luận lo lắng việc tuyển sinh sư phạm với điểm chuẩn 12,75 (hệ đại học) hay 9 điểm (cao đẳng) sẽ dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên thấp, kéo theo đó là nền giáo dục xuống cấp. GS Ngô Bảo Châu nhận định sư phạm “rớt giá” phản ánh vị trí xã hội của giáo viên không còn được như xưa. Ngoài ra, thu nhập của người lao động ngành này cũng kém hơn so với các ngành khác dẫn đến việc thí sinh không còn “mặn mà” với nghề giáo.
Trước thảo đề án chi 12.000 tỷ đồng đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ của Bộ GD&ĐT gây tranh cãi, TS Lương Hoài Nam cho biết ông khá lo ngại với chất lượng đào tạo tiến sĩ ở các “lò ấp” có tốc độ “sinh nở” cao trong nước. TS Lương Hoài Nam nhận định nhiều luận án tiến sĩ của nước ta không đáp ứng được yêu cầu về tính mới mẻ khoa học. Tệ hơn, có luận án tiến sĩ được sao chép, thuê viết. Khi đó, đạo đức khoa học của người làm luận án cũng không còn nữa rồi, hỏng ngay từ bước đầu tiên.
Trước thực tế một số trường lấy điểm chuẩn lên đến mức 30,5 trong đợt xét tuyển vào đại học vừa qua, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH FPT - cho rằng về nguyên tắc, điểm chuẩn chỉ dừng lại ở mức tối đa 30. Trường hợp lấy điểm chuẩn là 30,25 hay 30,5 có thể xảy ra việc thí sinh đạt điểm tối đa nhưng trượt đại học. Điều này tạo nên bức tranh… "tương đối buồn cười". Về phía học sinh, nếu đạt điểm cao, các em không chọn được trường yêu mến sẽ đặt ra câu chuyện học đúng ngành say mê mới là điều quan trọng. Câu chuyện này gây tranh luận khi hàng loạt vấn đề được nêu ra như: Điểm cộng ưu tiên có hợp lý? Đề thi đã phân hóa được thí sinh?
PGS Văn Như Cương - chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, qua đời vào ngày 9/10. Trong lễ khai giảng năm 2015, thầy Cương nói: “Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, nhà kỹ thuật chuyên môn giỏi, người nghiên cứu thành công, doanh nhân tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, chính khách uyên bác…, nhưng trước hết phải là người tử tế, biết yêu thương và căm giận, vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta… Đó là điều thầy mong chờ ở các em”. Triết lý sống là người tử tế ấy được học trò, đồng nghiệp nói đến nhiều nhất, trở thành cảm hứng có sức lan tỏa nhất khi nhắc về người thầy đáng kính.
Trả lời chất vấn HĐND TP.HCM ngày 6/12, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM - cho biết dự kiến năm 2019 TP.HCM sẽ có bộ SGK riêng. Trao đổi về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - cho rằng thực tế khó tránh khỏi là nếu sở GD&ĐT biên soạn sách thì các trường sẽ “phải” dùng bộ sách của sở, 63 sở thì thành 63 “sứ quân".
Nói về vụ bảo mẫu bạo hành trẻ mầm non ở cơ sở ủa Mầm Xanh, TP.HCM, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay bà rất kinh hoàng. Thật đau lòng khi nhìn hình ảnh các cô liên tục dùng vật dụng như muôi, gáo nhựa, chai…, thậm chí dùng dao, uy hiếp học sinh. Điều này rất nghiêm trọng vì không những ảnh hưởng tới thể xác mà còn gây tổn thương sâu sắc về tinh thần trẻ.
Theo Tri thức trực tuyến
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy